Danh sách các tỉnh miền Trung, miền trung có 19 tỉnh thành và theo đặc trưng địa hình, khí hậu và phát triển kinh tế mà được chia thành 3 khu vực, đó là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vậy miền Trung nước ta có những đặc điểm địa hình, khí hậu, kinh tế xã hội, du lịch và phát triển các dự án như thế nào. Đến nhanh với những phân tích tổng hợp về dải đất miền Trung này nhé.

Danh sách các tỉnh miền Trung

Danh sách các tỉnh miền Trung bao gồm 19 tỉnh thành như sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, và Đắk Nông.

Danh sách các tỉnh miền Trung hay miền Trung có 19 tỉnh thành được chia thành 3 khu vực kinh tế là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Miền Trung là dải đất dài và hẹp, ở vị trí trung tâm, nối liền 2 miền Nam Bắc của đất nước. Miền Trung có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt và quan trọng trong định hướng phát triển chung quốc gia. 

Miền trung có 19 tỉnh thành và hầu hết đều tiếp giáp biển đã tạo thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cửa sông đổ ra biển. Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt vì địa hình phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp nước Lào và Campuchia, phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng là tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp Nam Bộ là các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai.

C:\Users\Admin\Desktop\ban-do-mien-trung.jpg

Danh sách các tỉnh miền Trung bao gồm 19 tỉnh thành

Dải đất miền Trung nhỏ hẹp, có vị trí có chiều ngang đất liền chỉ chưa đến 50 cây số vuông cho đến mép biển, là địa phận thuộc tỉnh Quảng Bình.

Địa hình miền Trung đa dạng các dãy núi lớn nhỏ liên tiếp san sát nối tiếp nhau dọc theo sườn bờ biển phía Đông. Các cánh đồng nhỏ bị chia cắt bởi các đồi núi lô nhô, với rất nhiều sông suối, đầm lầy nhỏ uốn lượn bao quanh và các cửa sông đổ ra biển tạo nên hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên vô cùng ấn tượng và đa dạng sinh học. 

Không thể không kể đến hệ thống hang động hùng vĩ bậc nhất thế giới tại tỉnh Quảng Bình là hang Sơn Đoòng được ví như kỳ quan thế giới mới vô cùng huyền bí, luôn thôi thúc sự tìm tòi khám phá của con người, các nhà thám hiểm. Từ đó mở ra tiềm năng phát triển du lịch dồi dào cho vùng đất nhiều nắng, gió và khắc nghiệt này.

Quy hoạch kinh tế vùng trong danh sách các tỉnh miền Trung

Miền Trung có 19 tỉnh thành, dựa trên đặc trưng địa hình, khí hậu, kinh tế, xã hội được chia thành 3 khu vực kinh tế trọng yếu là: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trong đó: 

Một là: Khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

STTTỉnh, thành phốDân số(người)Diện tích(km2)Mật độ(người/km2)
1Thanh Hóa4.439.00011.11479332
2Nghệ An3.547.00016.493,7207
3Hà Tĩnh1.478.0005.990,7217
4Quảng Bình876.4978.065,3112
5Quảng Trị650.3214.739,8135
6Thừa Thiên Huế1.283.0005.048,2225

Đầu tiên phải kể đến các tỉnh miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, các dãy núi cao trên 1.000 đến 1.500m so với mực nước biển, tiếp nối với các dãy núi thuộc tỉnh hà Tĩnh là khởi đầu của dãy Trường Sơn. Tuyến đường Trường Sơn huyền thoại không chỉ có địa hình núi cao hiểm trở mà các điều kiện vật chất vẫn còn nhiều khó khăn.

Vùng đồng bằng thuộc tỉnh Thanh Hóa, cái nôi của di tích Thành nhà Hồ, với phù sa sông mã chính là vùng châu thổ lớn nhất. Nơi có diện tích trồng lúa nước và cây hoa màu lớn nhất khu vực. Đồng thời Thanh Hóa, Nghệ An nổi tiếng với biển Sầm Sơn và biển Cửa Lò với vẻ đẹp làm say đắm lòng người, du khách bốn phương. 

C:\Users\Admin\Desktop\3-vung-bac-trung-bo.jpg

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh, là cái nôi của các truyền thống văn hoá lịch sử

Khu vực tỉnh Quảng Bình có địa hình giáp Lào nên có đặc trưng khí hậu tương đối khắc nghiệt đặc biệt là vào mùa gió lào thổi. Hơi nóng bỏng rát của gió lào khiến cho cây trồng héo khô, đất đai cằn cỗi, khắc nghiệt bên cạnh những cồn cát lớn trải dài, ngày càng thu hút các bạn trẻ khám phá thăm quan và giải trí với trò chơi trượt cồn cát.

Tiếp nối dải đất Bắc Trung Bộ đến tỉnh Thừa Thiên Huế là cái nôi của di sản với những trầm tích cổ quý giá và giá trị di sản đặc biệt với cố đô, thành cổ. 

Tựu chung lại, khu vực Bắc Trung Bộ có địa hình đa dạng: đồi núi, núi cao, đồng bằng, sông ngòi, đầm lầy, các điểm đến di sản, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Thành nhà Hồ, thành cổ Quảng Trị, Làng Sen quê Bác, bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Cố đô Huế, hang Sơn Đoòng, những cồn cát ở Quảng Bình,…và những điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn khác.

Hai là: Khu vực kinh tế Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.

STTTỉnh, thành phốDân số(người)Diện tích(km2)Mật độ(người/km2)
1Đà Nẵng1.231.0001.284.9927
2Quảng Nam1.840.00010.574,7143
3Quảng Ngãi1.434.0005.135,2240
4Bình Định2.468.0006.066,2416
5Phú Yên961.1525.023,4174
6Khánh Hòa1.336.0005.137,8243
 7Ninh Thuận605.5813.355,3178
 8Bình Thuận1.576.3007.812,8159

Trong danh sách các tỉnh miền Trung, 8 tỉnh Nam Trung Bộ có địa hình giáp biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch, cũng như khai thác vận tải, thương mại hàng hóa trên biển. Khu vực này vẫn có những địa hình đồi núi lô nhô xen kẽ, nhưng qua dãy Trường Sơn nên khí hậu Nam Trung Bộ rất mát mẻ và thoáng đãng. Và thiên nhiên cũng ban tặng cho vùng đất này những cảnh quan tuyệt sắc. 

C:\Users\Admin\Desktop\4-nam-trung-bo.jpg

Nam Trung Bộ có 8 tỉnh với địa hình thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch

Dọc theo dải đất miền Trung là những bãi cát, bãi tắm đẹp đã từng lọt vào Danh sách những bãi biển đẹp nhất trên thế giới và những bãi biển nổi tiếng như: Bãi biển Nhật lệ (tỉnh Quảng Bình), bãi biển Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế), bãi biển Mỹ Khê (thành phố Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), biển Cửa Đại (tỉnh Quảng Nam), các bãi biển Quy Nhơn, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,… đều làm say đắm lòng người.

Tạo tiền đề và hệ sinh thái hoàn hảo cho việc phát triển ngành du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng hạng sang, cao cấp và thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra du lịch Nam Trung Bộ còn nổi tiếng với các tour du lịch văn hóa tâm linh, di sản văn hóa. Các điểm đến nổi tiếng bậc nhất là: kinh thành đại nội, cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,…

Ba là: Khu vực kinh tế Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

STTTỉnh, thành phốDân số(người)Diện tích(km2)Mật độ(người/km2)
1Kon Tum528.0439.674,1858
2Gia Lai2.211.00015.510,9099
3Đắk Lắk2.127.00013.030,50143
4Đắk Nông621.2656.509,2798
5Lâm Đồng1.551.0009.783,20145

Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế miền Trung. Với đặc điểm địa hình đồi núi, các cao nguyên đất đỏ bazan, mà Tây Nguyên có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ và văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc. Tây Nguyên là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Bana, Gia Rai, Ê Đê, M’nông, Cơ Ho, Mạ,… Du khách đến với Tây Nguyên sẽ được trải nghiệm những đặc trưng văn hoá làng bản, cồng chiêng, tục cưỡi voi, ở nhà sàn, thưởng thức đặc sản núi rừng nơi đây.

Tây Nguyên có phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ, phía Tây giáp với 2 nước là Lào và Campuchia, phía Nam giáp với khu vực Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam.

Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan đặc biệt phù hợp cho việc trồng trọt các loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu… Ngày nay đồng bào đã chuyển dịch cơ cấu trồng thêm các loại cây cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao như macca, sầu riêng,.. Mặc dù kiểu kiện kinh tế của Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng kinh tế khác. Nhưng những bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển du lịch đã cho những con số phát triển kinh tế và thu nhập tăng trên đầu người những năm gần đây là bất ngờ lớn.

Các điểm đến du lịch của Tây Nguyên đặc biệt thu hút du khách, là: Đà Lạt (quảng trường Lâm Viên, các đồi chè, hoa atiso,..), cao nguyên Buôn Ma Thuột với các thác nước tự nhiên thơ mộng, thành phố Pleiku,…

Điều kiện tự nhiên khí hậu và địa điểm du lịch các tỉnh miền Trung

Miền Trung có 19 tỉnh thành với khí hậu 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 12, còn mùa khô thường từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm.

Địa hình đồi núi, cao nguyên đa dạng, phức tạp với vị trí sát biển, ảnh hưởng gió Lào bỏng rát nên khí hậu miền Trung có phần khắc nghiệt hơn so với 2 đầu đất nước. Mùa hè miền Trung có nhiệt độ rất cao và nóng, mức nhiệt trung bình thường từ 40 – 42 độ C. Các điểm nóng, cao điểm về nhiệt độ có thể kể đến là Tương Dương, Diễn Châu, Quỳ Hợp của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

C:\Users\Admin\Desktop\1-khu-vuc-mien-trung-gom-nhung-tinh-nao.jpg

Miền Trung có 19 tỉnh thành với khí hậu 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Nắng nóng và mưa nhiều, vào mùa mưa bão các tỉnh miền Trung thường bị ảnh hưởng rất nặng nề do có nhiều vùng trũng thấp. Và địa hình dãy núi cao trải dài phía Tây, gây nên các hiện tượng sạt lở đất đồi núi,…

Vào mùa gió Lào hoạt động mạnh, tác động của gió phơn làm cho cảm giác khô nóng tăng lên gấp bội. “Nắng cháy da” là cụm từ mà bạn sẽ thường nghe thấy khi đến đây vào mùa gió Lào. Hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, đất đai khô cằn, hoa màu héo khô, sản lượng thu hoạch giảm sút. 

Điều này khiến cho người dân chuyển sang phát triển đánh bắt cá và thu hoạch hải sản. Số lượng tàu cá cỡ lớn tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam,.. Và phát triển nghề làm muối, miền Trung có những cánh đồng muối lớn do bà con nông dân canh tác.

Mùa đông của khu vực Bắc Trung Bộ giá lạnh với các đợt mưa nhỏ, mưa phùn, mưa chuyển rét. Địa hình sát biển, hơi nước nhiều, nên khu vực này có độ ẩm cao dù trong đợt khí hậu hanh khô của miền Bắc.

Trong danh sách các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Nguyên núi cao và các cao nguyên, có khí hậu cận xích đạo nên thời tiết được điều hoà hơn, với chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn, chỉ khoảng 5 – 6 độ C. Cho bạn cảm giác dễ chịu thoải mái khi đến đây. 

Mùa khô ở Tây Nguyên khô hạn và thiếu nước trầm trọng, nên các loại cây trồng ở đây thường là cây lâu năm và là giống chịu được hạn. 

Điểm đến du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Trung Bộ: động Thiên Đường, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng thành Huế, di tích Kim Liên – Quê Bác.

Điểm đến du lịch nổi tiếng khu vực Nam Trung Bộ: Thành phố Đà nẵng, Nha Trang, Hội An, Mũi Né, …

Điểm đến du lịch nổi tiếng khu vực Tây Nguyên: Thác Dray Nur, Bảo tàng thế giới cà phê, Thung lũng tình yêu,…

Danh sách các tỉnh miền Trung bao gồm các thông tin miền Trung có 19 tỉnh thành, địa hình, khí hậu, đặc trưng kinh tế và các điểm đến du lịch nổi tiếng miền Trung. Hy vọng Golden Land đã mang đến cho bạn “cẩm nang” hữu ích trọn bộ về dải đất miền Trung. Chúc bạn có nhiều trải nghiệm thật thú vị. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869