Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh thành bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến ngay với tổng hợp chi tiết của Golden Land về thông tin 6 tỉnh thành miền Đông Nam Bộ với đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế. du lịch cũng như tiềm năng hình thành, phát triển đặc khu kinh tế của 1 nửa quan trọng của Nam Bộ Việt Nam này nhé.

 Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ là danh sách các tỉnh thuộc 1 trong 2 khu vực quan trọng của Nam Bộ Việt Nam (gồm miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ). 

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh thành bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc TW: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc TW

Nếu như khu vực Tây Nam Bộ có dân số đứng thứ 3 của Việt Nam thì khu vực Đông Nam Bộ có dân số đứng thứ 2 với khoảng 18,6 triệu người (số liệu tính đến đầu năm 2025). Trên diện tích rộng 23.551 km2, đứng thứ 7 trên 8 khu vực vùng kinh tế của cả nước. 

Trong đó chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu tàu kinh tế của cả nước có diện tích 2.061 km2 và dân số tương đương 9.5 triệu dân thì mật độ dân cư lên tới 4.609 người/km2.

STTTỉnh, thành phốDân số(người)Diện tích(km2)Mật độ dân cư(người/km2)
1TP. Hồ Chí Minh9.529.0822.061,004.609
2Bà Rịa – Vũng Tàu1.564.3731.980,80790
3Bình Dương3.105.4792.694,701152
4Bình Phước1.060.4486.877,00154
5Đồng Nai3.307.8495.905,70560
6Tây Ninh1.187.1904.041,44294

Như vậy Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông nhất và tỉnh Bình Phước có diện tích rộng nhất. Tổng quy mô dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ là 18.190.020 người, chiếm 17.8% dân số Việt Nam. Cũng là vùng kinh tế có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước. Có mức phát triển nóng như vậy cũng thể hiện sức hút về địa chính trị, kinh tế xã hội, dẫn đến nhiều người dân nhập cư từ các tỉnh thành phố khác đến sinh sống và làm việc. 

Các tỉnh miền Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển nhất cả nước với mức đóng góp ngân sách đứng đầu trong 6 khu vực kinh tế. Đồng thời có tốc độ đô thị hoá lớn nhất với 63% dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí từ các nhà máy công nghiệp, khói bụi,…ngày càng nghiêm trọng. Là khu vực kinh tế có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước

Đặc điểm tự nhiên, địa lý của các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý đặc thù tiếp giáp:

Phía Đông giáp với Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ

Phía Tây Nam và phía Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long

Phía Bắc giáp với Campuchia

Phía Đông bắc giáp với biển Đông.

Dựa trên địa hình tiếp giáp như vậy mà miền Đông Nam Bộ có địa hình bán cao nguyên, thoải dốc, cao ở phía Tây Bắc và giảm dần xuống Đông Nam. Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu với độ cao trung bình từ 50m đến dưới 1000m, chiếm tới 70%.

Những ngọn núi nổi tiếng và linh thiêng trong danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ không thể không kể đến: núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m; núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m; Núi Dinh (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 505m; núi Cậu (Bình Dương) cao 289m;…

Các tỉnh Đông Nam Bộ phát triển kinh tế với số lượng lớn các khu công nghiệp tạo thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Đất cao nguyên với số lượng cây công nghiệp lớn mà lại ít rừng tự nhiên nên hay xảy ra tình trạng lũ lụt và ngập mặn.

Thành phố Hồ CHí Minh thuộc danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Các hồ điều hoà và hồ thuỷ điện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc trữ nước sản xuất sinh hoạt và làm thuỷ điện. Tiêu biểu có Thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ. Và các hồ trữ nước: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,…có tác dụng ngăn mặn xâm nhập vào các con sông, thuỷ lợi nội đồng của khu vực này.

Trong danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ còn có lợi thế làm du lịch rất lớn do có các cảnh quan thiên nhiên, bãi biển đẹp của Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngoài ra các tỉnh miền Đông Nam Bộ còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là tuyến giao thông huyết mạch nội đồng, nội thành, nội thị phổ biến. Đồng thời là thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản, nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế cảng biển (cảng Cái Mép, cảng Cát Lái,..) là cảng quốc tế, cảng nước sâu có khả năng đón tàu trọng tải lớn ra vào; Nguồn lợi khai thác dầu khí ngoài khơi và thềm lục địa.

Đặc điểm hành chính, kinh tế của danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Về hành chính

Số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện (quận, huyện, thị xã) của các tỉnh miền Đông Nam Bộ được phân bổ như sau:

STTTỉnh, thành phốThành phốThị xãQuậnHuyện
1TP. Hồ Chí Minh1165
2Bà Rịa – Vũng Tàu34
3Bình Dương54
4Bình Phước137
5Đồng Nai29
6Tây Ninh126
Tổng số1351635

Về quy mô đơn vị hành chính, thì các tỉnh miền Đông có 69 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 22 đơn vị hành chính.

Về kinh tế

Toàn bộ các tỉnh trong Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ đều thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, vị trí địa chính trị, kinh tế xã hội chiến lược quan trọng của các tỉnh, thành phố này trong định hướng, quy mô phát triển chung của cả nước.

Đây chính là vùng kinh tế phát triển nhất, dẫn đầu cả nước về giá trị xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu ngân sách cũng như chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc đóng góp vào GDP.

Đối với lĩnh vực công nghiệp: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế vùng: bao gồm cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm và một số lĩnh vực nhiều tiềm năng như hoá dầu, tự động hoá.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp: nơi đây là nguồn nguyên liệu, cây lương thực lớn của cả nước với các cây chủ đạo, lạc, đầu, hạt điều, mía, lúa mì,.. và các cây ăn quả được xếp là cây đặc sản, mũi nhọn cho xuất khẩu. Trong mảng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản: có các vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn và chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra nguồn lợi kinh tế quan trọng cho vùng Đông Nam Bộ.

Là khu vực thu hút đầu tư FDI mạnh mẽ nhất trong cả nước. Dẫn đầu là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, kế đến là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thành phố biển Vũng Tàu xinh đẹp trực thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Về tứ giác kinh tế

Nói đến vùng kinh tế Đông Nam Bộ không thể không nói đến vùng quy hoạch tứ giác kinh tế trọng điểm, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Xét về quy mô diện tích thì 4 tỉnh thành phố này chiếm diện tích nhỏ chỉ 7% nhưng sở hữu khả năng phát triển kinh tế lớn nhất cả nước với tốc độ phát triển 2 con số. Đóng góp trên 30% GDP cả nước, với mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của khu vực kinh tế này, Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đặc biệt để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể là những quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.  Tất cả các quy hoạch đồng bộ và bài bản nhằm duy trì và tạo động lực mạnh mẽ cho vùng tứ giác kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa, giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước của vùng kinh tế miền Đông Nam bộ.

Về du lịch 

Khu vực miền Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch biển. Cụ thể tỉnh Bà Rịa Vũng tàu với bờ biển dài và khung cảnh thiên nhiên ưu đãi là cơ sở phát triển kinh tế du lịch biển. 

Các tỉnh có thế mạnh về đặc điểm sông ngòi, núi non trùng điệp, bán cao nguyên, bán thung lũng: Bình Phước, Tây Ninh,… có thể tận dụng lợi thế này để khai thác du lịch khám phá, du lịch sinh thái, miệt vườn, thăm quan hệ thống đường sông,… Là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. 

Phát triển hơn nữa việc khai thác các điểm đến du lịch tâm linh: núi Bà Đen, núi Dinh, núi Cậu,.. Tạo nên bức tranh du lịch phong phú, nhiều màu sắc.

Về các tỉnh trong danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, sở hữu nhiều thế mạnh và là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, xã hội quan trọng. TP. Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại: đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, hệ thống cảng biển quốc tế hiện đại, các khu công nghiệp mở rộng không ngừng… Cho thấy sự phát triển đa dạng nhiều mặt về kinh tế. Ngoài ra đây còn là đô thị loại 1 cấp quốc gia, điểm đến thu hút đầu tư hàng đầu. 

TP. Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, 312 đơn vị hành chính cấp xã. Là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng với các di tích lịch sử và cảnh quan: Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, ngắm cảnh đẹp trên sông Sài Gòn,…

Tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 91 đơn vị hành chính cấp xã. Bình Dương là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ, nơi trung tâm giao thương kết nối với TP. Hồ Chí Minh.

Từ đây, tỉnh Bình Dương có địa thế đặc biệt quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong việc mở rộng các khu công nghiệp, phát triển thương nghiệp và dịch vụ. Hàng loạt các dự án lớn được đầu tư và khai thác vào đô thị này. Đưa mức đóng góp ngân sách của tỉnh Bình Dương và thu nhập bình quân đầu người lên nhóm top đầu của cả nước.

Xem thêm: Dự án La Pura Bình Dương

Tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 159 đơn vị hành chính cấp xã

Liền kề với trung tâm TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai vươn lên mạnh mẽ với sức hút từ các mảng công nghiệp, chế biến, sản xuất và dịch vụ logistic, kho bãi. Các khu công nghiệp trọng điểm: Amata, Long Thành,… thu hút hàng vạn lao động và phát triển chuỗi các dịch vụ kế cận.

Đồng Nai cũng là điểm đến của hàng loạt các dự bất động sản cao cấp và hạng sang nổi bật.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 77 đơn vị hành chính cấp xã. Có thế mạnh ven biển, Bà Rịa Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi có bờ biển dài và rất đẹp, là điểm đến du lịch yêu thích hàng đầu của du khách vào các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển kinh tế cảng biển với cảng nước sâu Cảng Cái Lớn.

Tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 111 đơn vị hành chính cấp xã. Là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ giáp với Campuchia nên có những đặc thù kinh tế xã hội riêng, có sự giao thoa về văn hoá với nước láng giềng.

Bình Phước có thế mạnh phát triển cây công nghiệp giá  trị cao, là vùng trồng quan trọng các cây cao su, hạt điều,… Ngoài ra tỉnh còn phát triển du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên, những thác nước nổi tiếng như: thác Đa, hồ Krông Nô.

Tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 94 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh này cũng giáp Campuchia và năm về phía tây của miền Đông Nam Bộ. Nơi đây có đời sống văn hoá tâm linh phong phú với các giáo xứ của đạo Cao Đài, thu hút sự khám phá tìm hiểu của du khách bốn phương. 

Nơi đây còn phát triển du lịch tâm linh các điểm đến nổi tiếng là núi bà Đen và các di tích lịch sử,.. 

Danh sách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm 5 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Các tỉnh này đều nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để thấy tầm quan trọng cũng như vị thế địa chính trị, kinh tế xã hội của các tỉnh này. Hy vọng những phân tích tổng hợp của Golden Land đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong khi tìm hiểu về các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chúc bạn thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869