Vi bằng có lẽ là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2024 này với rất nhiều sự kiện hot đi kèm theo. Tuy nhiên, nhắc đến vi bằng nhiều người thường nghĩ đến việc kiện tụng giữa các cá nhân với nhau là chủ yếu. Trên thực tế vi bằng còn được sử dụng nhiều trong bất động sản, để chứng thực tính sở hữu giữa người mua và người bán. Vậy vi bằng là gì? Lập vi bằng trong bất động sản có khó hay không?
Vi bằng là gì?
Vi bằng là gì? Vi bằng là hoạt động gắn liền với các hoạt động của việc thừa phát lại. Việc thực hiện lập vi bằng được hiểu cụ thể là mô tả lại những hành vi, sự kiện mà bạn đã nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy trong thực tế.
Nói một cách thực tế hơn, thì việc lập bằng là mô tả lại những gì bạn đã trả qua một cách chính xác và chi tiết nhất, tuân thủ đúng theo sự thật khách quan.
Vi bằng là gì?
Pháp luật hiện hành quy định về vi bằng như thế nào?
Vi bằng được pháp luật đưa ra những quy định cụ thể cho người lập như sau:
Vi bằng là hình thức ghi lại bằng văn bản, và văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ sẽ không được ủy quyền hoặc nhờ người khác lập hộ, ký tên hộ trên vi bằng.
Vi bằng bắt buộc phải tuân thủ đúng các quy định về mặt pháp luật và hình thức của nội dung văn bản được ghi nhận.
Việc lập vi bằng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hình thức lẫn nội dung văn bản.
Vi bằng phải bao gồm đầy đủ các sự kiện, các hành vi gọi là Thừa phát lại do nhân vật trực tiếp chứng kiến. Để có được những thông tin đó đòi hỏi nhân vật phải trực tiếp quan sát để phản ánh một cách khách quan và trung thực nhất trong văn bản Thừa phát.
Phần vi bằng thừa phát lại cần phải được lập theo đúng quy trình, tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật mới được dùng làm chứng cứ và mang giá trị chứng minh cụ thể.
Vi bằng sử dụng cho mục đích làm chứng lâu dài và có thể được sao chép lại. Vi bằng sẽ được lưu trữ vào sổ theo dõi, vì vậy vi bằng phải tuân thủ đúng các quy định về bảo mật và lưu trữ thông tin.
Vi bằng chính là chứng cứ quan trọng để tòa án xem xét và đưa ra những phán quyết xét xử dân sự và hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Nó cũng là căn cứ để thực hiện các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng với quy định của pháp luật.
Vi bằng bảo vệ quyền lợi công dân
Các trường hợp nào sẽ không được lập vi bằng?
Vi bằng là gì? Những luật định liên quan đến việc lập vi bằng đã được chúng tôi trình bày trong phần trên. Tiếp theo sẽ là những trường hợp không được phép lập vi bằng theo Điều số 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
Những việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của những người thân trong gia đình, trước tiên là lợi ích của bản thân, vợ chồng con đẻ, hay con nuôi, cha mẹ nuôi hay cha mẹ đẻ, ông bà nội, ông bà ngoại, mối quan hệ cô dì, chú bác, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc là của Vợ/chồng trực tiếp Thừa phát lại.
Những vấn đề được coi là vi phạm an ninh về mặt quốc phòng, làm lộ các bí mật quân sự, bí mật Nhà Nước, phát tán những tin tức, tài liệu và các vật phẩm bí mật Nhà Nước.
Những hoạt động vi phạm đời sống riêng tư, làm lộ bí mật cá nhân, gia đình và đi trái với đạo đức xã hội.
Xác nhận thực hiện ký tên trong hợp đồng theo quy định bắt buộc công chứng, có chứng thực để xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không làm trái với đạo đức của xã hội, đúng với bản chất của chính mình.
Ghi nhận lại toàn bộ sự kiện và những hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất và tài sản không có đầy đủ giấy tờ chứng minh.
Ghi nhận toàn bộ sự kiện, bao gồm các hành vi chuyển quyền sử dụng đất đai và tài sản không có đầy đủ giấy tờ chứng minh cụ thể. Trong đó có trường hợp ghi nhận sự kiện và các hành vi để thực hiện các giao dịch trái với pháp luật.
Các trường hợp không được lập vi bằng
Thực hiện việc mua đất thông qua vi bằng có được hay không?
Từ những nội dung phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy vi bằng không được xem là văn bản mang tính công chứng nên không có giá trị như một văn bản công chứng, chứng thực trước pháp luật.
Theo Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về các loại hợp đồng liên quan đến việc mua bán nhà đất đều phải trải qua công chứng, chứng thực ngoại trừ trường hợp là 1 trong 2 bên thuộc tổ chức có hành nghề kinh doanh bất động sản.
Khi thực hiện việc sang tên sổ đỏ, theo Thông tư 33 của năm 2017 sẽ bao gồm bản gốc của sổ đỏ, các hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc đã trải qua chứng thực, kèm đơn đăng ký biến động cụ thể.
Khi mua bán bất động sản yếu tố cần có là hợp đồng công chứng cụ thể, không được sử dụng vi bằng. Việc mua bán đất nếu chỉ thông qua vi bằng sẽ trở nên rất rủi ro. Hợp đồng mua bán đất sẽ không được lập vi bằng trong các hoạt động như giao dịch, giao tiền và giao giấy tờ sổ đỏ liên quan đến việc mua bán đất, hoàn toàn có thể thực hiện lập vi bằng.
Việc lập vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào trong lĩnh vực bất động sản?
Với lĩnh vực bất động sản, việc lập vi bằng cho thấy giá trị pháp lý, thẩm quyền, của các bên theo như quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực bất động sản sẽ có hai loại vi bằng cơ bản nhất được sử dụng. Thứ nhất là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi liên quan trực tiếp đến việc bất động sản như giao kèo mua bán, tài sản ghi nhận cọc, cam kết giữa hai bên.
Thứ hai là vi bằng ghi nhận lại hiện trạng bất động sản. Cụ thể như ghi nhận lại tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng các công trình, ghi nhận lại tình trạng nhà ở trước khi thuê, ghi nhận nhà khi mua nhà, tình trạng nhà bị lấn chiếm,…
Vi bằng trong bất động sản là gì?
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà cả hai bên có thể thực hiện lập vi bằng trong quá trình hợp tác đầu tư, xây dựng bất động sản để được pháp luật bảo vệ những quyền lợi cơ bản nhất. Trên đây là những chia sẻ của Goldenland, mong là sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vi bằng là gì? Và sử dụng vi bằng trong bất động sản có khác gì so với vi bằng thông thường không nhé!