Trầm tích là gì ? Trầm tích là một trong những loại vật liệu xây dựng được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Loại vật liệu này có hai ưu điểm lớn được nhiều chủ thầu yêu thích lựa chọn. Thứ nhất là về độ bền và tính ứng dụng cao, ưu điểm thứ 2 là tính thẩm mỹ sang trọng. Tuy nhiên “trầm tích” vẫn còn rất nhiều những điều bí ẩn, khiến nhiều người tò mò về tuổi thọ cũng như độ cứng cáp của nó khi thi công hoặc trang trí.
Trầm tích là gì?
Trầm tích là gì?
Trầm tích được xem là phần tinh túy nhất của quá trình lắng đọng đất đá do sự thay đổi của phần địa chất, kết hợp yếu tố phong hóa cùng quá trình xói mòn để tạo nên những mảng trầm tích lớn nhỏ, nhiều kích thước và màu sắc khác nhau.
Trầm tích là nguồn gốc hình thành đá trầm tích. Đó là nơi chứa nhiều loại khoáng sản, tài nguyên dầu mỏ, than đá,… Có một số dạng trầm tích xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay:
Trầm tích sông: Chủ yếu là các hạt cát và bùn lắng đọng lại theo dòng chảy.
Trầm tích biển: Bao gồm hạt cát, bùn và mảnh vỏ sinh vật tồn tại lâu năm lắng đọng lại.
– Trầm tích hồ: Chỉ có bùn và các chất hữu cơ lắng đọng nhờ sự phân hủy sinh học từ dòng chảy.
Có thể nói trầm tích ẩn chứa nguồn tài nguyên đắt giá về dầu mỏ, và khí thiên nhiên. Trong đó không thể không kể đến loại than đá quý hiếm luôn được con người săn đón.
Trầm tích và đá trầm tích
Các giai đoạn hình thành đá trầm tích diễn ra như thế nào?
Trầm tích là gì? Vì sao trầm tích xuất hiện? Để tạo thành một khối trầm tích không hề đơn giản, nó bắt buộc phải trải qua những quá trình như sau:
Trong một giai đoạn thời gian kéo dài, có một hiện tượng là những lớp đất đá kết dính vào nhau gọi là đá trầm tích. Khi thời gian đủ lâu, sự kết dính này lặp đi lặp lại và tạo thành nhiều lớp trầm tích xếp chồng lên nhau với nhiều hình dáng kỳ lạ.
Các giai đoạn để hình thành đá trầm tích bao gồm:
Giai đoạn phong hóa: Sự tác động của thiên nhiên tạo ra sự ma sát dòng chảy phá mòn phần đất đá, và khoáng vật bên trong.
Giai đoạn vận chuyển: Nước và sức gió di chuyển phần đất bị xói mòn xuống khu vực thấp hơn.
Giai đoạn lắng đọng: Các hạt rắn sẽ chìm xuống phần đáy biển do bị trọng lực tác động.
Giai đoạn gắn kết: Đó là các lớp trầm tích sẽ phải chịu lực nén với áp lực tác động lên bề mặt trong thời gian dài và sau đó chúng gắn kết lại với nhau tạo thành những tảng đá trầm tích.
Các giai đoạn hình thành đá trầm tích rất phức tạp
Đặc điểm của đá trầm tích là gì?
Phần đá trầm tích sau quá trình kết tinh tạo ra hình dáng, bên trên bề mặt sẽ xuất hiện nhiều lỗ do chịu ảnh hưởng từ khí cacbon và được giữ lại. Chính vì vậy mà đá trầm tích không có khả năng chống ẩm tốt bằng các loại đá xây dựng khác.
Đá trầm tích được đánh giá có chất lượng hay không, người quan sát sẽ dựa vào số lỗ trên bề mặt của đá. Nếu phần lỗ xuất hiện trên bề mặt càng ít, chứng tỏ chất lượng của loại đá trầm tích đó càng cao. Phần lớn các loại đá trầm tích thường không có chất keo thiên nhiên chèn giữa các hạt nên đá không đạt độ chắc như đá magma.
Có bao nhiêu loại đá trầm tích được ứng dụng trong xây dựng công trình?
Nói về đá trầm tích được sử dụng trong xây dựng, người ta chia chúng ra làm 3 loại cơ bản bao gồm trầm tích cơ học, trầm tích hóa học, trầm tích hữu cơ. Mỗi loại đá sẽ sở hữu những điểm đặc trưng riêng :
Có 3 loại đá trầm tích phổ biến
Đá trầm tích cơ học
Sự phong hóa từ nhiều loại đất và đá cũng như các khoáng chất đã tạo nên đá trầm tích như hiện nay. Trên thực tế thì bên cạnh những phần đá rời như cát, sỏi thì còn có xuất hiện của đất sét, cẩm thạch được kết dính với nhau bằng chất gắn kết thiên nhiên.
Đá trầm tích hóa học
Đá trầm tích hóa học được tạo thành là do các chất hòa tan trong lòng nước lắng xuống và kết tủa lại với nhau. Những loại đá này kích thước rất nhỏ, bên trong chứa thành phần khoáng, độ đồng đều cao hơn đá trầm tích cơ học.
Đá trầm tích hữu cơ
Khác với hai loại đá trên, đá trầm tích hữu cơ được tạo thành do sự tích tụ xác vô cơ của nhiều loại động vật sống dưới nước. Đá trầm tích hữu này bao gồm những loại đá cacbonat và silic tạo ra từ đá vôi hoặc đá vôi từ vỏ sò, đá phấn,….
Đá trầm tích có được sử dụng làm vật liệu xây dựng hay không?
Đá trầm tích mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong các công trình xây dựng từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, đá trầm tích được chủ thầu ưa chuộng sử dụng với các lợi thế nổi bật như sau:
Đá trầm tích sử dụng nhiều trong xây dựng tại Việt Nam
Độ bền cao hơn so với loại đá thông thường: Đá trầm tích có được khả năng chịu lực tốt nên nó chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình cần độ khó cao. Đá trầm tích có thể chịu được môi trường khắc nghiệt và giúp công trình tránh bị bào mòn hoặc bị giảm chất lượng.
Tính thẩm mỹ cao: Đá trầm tích mang vẻ đẹp hoang sơ đậm chất thiên nhiên, nó là sự kết hợp độc đáo giữa đá vôi và đá cát toát lên sự sang trọng và tinh tế cho mọi công trình dù xây dựng trên khung cảnh nào. Đá trầm tích sở hữu màu sắc đa dạng kết hợp cùng những đường vân độc đáo còn được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và ngoại thất.
Tiết kiệm chi phí thi công: Đá trầm tích là loại vật liệu tự nhiên, rất dễ tìm và dễ thực hiện gia công trong thời gian ngắn. Điều này tạo nên ưu điểm tiết kiệm về cả thời gian lẫn chi phí cho nhà đầu tư, thế nên đá trầm tích luôn luôn trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ thầu và kiến trúc sư.
Tính ứng dụng đa dạng: Đá trầm tích không chỉ dùng vào mục đích chính là làm vật liệu xây dựng, mà nó còn được sử dụng làm tấm ốp tường, đá lát nền và nhiều tác phẩm điêu khắc. Nhờ vậy mà loại đá này luôn được người Việt Nam ưa chuộng sử dụng.
Trầm tích là gì? Đá trầm tích là gì? Sự đa dạng và tính ứng dụng cao của đá trầm tích đã được chứng minh trong thời gian gần đây, với nhiều công trình xây dựng được tạo nên điểm nhấn nổi bật từ đá trầm tích. Goldenland.vn hy vọng nếu bạn đang có ý định sử dụng đá trầm tích vào việc tân trang cho ngôi nhà của mình sắp tới, thì hãy tìm kiếm một đơn vị uy tín để hỗ trợ kỹ càng hơn về vấn đề này nhé!