Thao túng tâm lý là gì, hẳn là cả bạn và tôi đều rất ghét bị kiểm soát tâm lý, kiểm soát cảm xúc. Sự hiểu biết nếu còn mơ hồ về vấn đề này có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của thao túng tâm lý. Vậy tại sao thao túng tâm lý vẫn luôn tồn tại, cách nào để đối phó và bảo vệ chính mình. Những giải đáp đầy đủ sau đây sẽ đồng hành cùng bạn. 

Thao túng tâm lý là gì

Thao túng tâm lý là gì, là sự chi phối, dẫn dắt cảm xúc tinh thần người khác theo hướng tiêu cực. Nhằm kiểm soát, chiếm đoạt, đạt được một hoặc nhiều mục đích cá nhân không chính đáng, hoặc không lành mạnh.

Thao túng tâm lý khiến nạn nhân rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ nhiều, stress thậm chí trầm cảm.

Thao túng tâm lý là một dạng bạo hành tâm lý, bạo hành tinh thần, khiến sự thật bị bóp méo, làm cho cảm xúc của nạn nhân đi xuống trầm trọng. Diễn biến thao túng có thể xảy ra ở mọi mối quan hệ trên mọi phương diện, góc độ của đời sống tình cảm giữa những người thân, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới,…

Thao túng tâm lý là một dạng bạo hành tâm lý, bạo hành tinh thần, khiến sự thật bị bóp méo, làm cho cảm xúc của nạn nhân đi xuống trầm trọng

Thao túng tâm lý thường bị nhầm lẫn với khái niệm “ảnh hưởng xã hội lành mạnh”. Tuy nhiên thao túng tâm lý mang tính 1 chiều, lạm dụng tâm lý người khác. Trong khi ảnh hưởng xã hội lành mạnh có sự tác động qua lại mang tính xây dựng giữa “cho” và “nhận” giữa đôi bên của mối quan hệ.

Hiểu đúng về thao túng tâm lý giúp mỗi cá nhân tự bảo vệ mình, đối phó với sự thao túng tâm lý, bảo vệ sức khỏe tinh thần chính đáng. Góp một tiếng nói chung của cộng động nhằm chống lại “phép thôi miên”, bạo hành tâm lý nguy hiểm này.

Các dấu hiệu hành vi thao túng tâm lý là gì

Các dấu hiệu của thao túng tâm lý thường núp mình dưới biểu hiện của những hành vi tưởng chừng như rất bình thường. Nhưng thực chất là mang ý đồ kiểm soát cảm xúc nạn nhân mà bạn không hề hay biết. Sau đây là những biểu hiện mà bạn cần lưu tâm:

Một là: Thể hiện thái độ chống đối, phản kháng một cách gián tiếp

Đặc điểm của hành vi này là đối tượng thao túng không thể hiện thái độ một cách trực diện ngay tức thời. Mà họ biểu hiện sự chống đối của mình bằng những cách gián tiếp sau lưng chủ thể, làm bị hại bị bất ngờ, thụ động.

Mặt ngoài họ thể hiện sự đồng tình với ý kiến, quan điểm, phương án của đối phương. Nhưng sau đó lại thể hiện cảm xúc đối nghịch, phản kháng hoặc không muốn làm điều đó, bằng các hành vi kiếm cớ, gây chuyện, như:

Các dấu hiệu của thao túng tâm lý thường núp mình dưới biểu hiện của những hành vi tưởng chừng như rất bình thường

Hai là: Thực hiện sự bạo hành tinh thần dành cho đối phương

Các mức độ bạo hành tinh thần từ nhẹ đến nặng đều nhằm khiến đối phương rơi vào suy tư, lo lắng. Những lời lẽ chỉ trích, sự buộc tội, quy chụp nạn nhân đều khiến nạn nhân rơi vào thế yếu, bị bắt nạt, bị đe doạ.

Thể hiện qua sự lan truyền tin tức: Những tin tức không đúng sự thật được phát tán từ đối tượng nhằm làm giảm uy tín, bôi nhọ danh dự của đối phương.

Thông qua các mạng lưới truyền thông của các mạng xã hội, mạng internet hiện đại ngày nay mà tốc độ các thông tin nhanh đến chóng mặt. 

Tạo nên một sức ép, áp lực tinh thần khủng khiếp lên nạn nhân. Có thể dẫn đến những hệ luỵ đau lòng như trầm cảm hay tự sát.

Thể hiện bằng hành vi gây hấn qua hình thức công khai: Bằng các hành động giống như việc đưa ra các bằng chứng cụ thể có tính chính thống như: thủ tục giấy tờ, luật lệ để công kích, phá huỷ dự án của đối phương.

Thể hiện bằng sự lấn át trí tuệ cảm xúc: bằng hình thức này họ cho mình quyền phán xét, phê bình, áp đặt kiến thức lên đối phương. 

Từ đây gây nhiễu thông tin cho cộng đồng trong việc đánh giá khách quan khả năng của bạn. Ví dụ: những thông tin này còn mới mẻ, chưa có tiền lệ; trong khi tôi biết những trường hợp tương tự sẽ xử lý theo cách khác,…

Ba là: Sự thật không còn là sự thật

Sự thật thì chỉ có một, những hành vi nói dối hoặc bóp méo sự thật của đối tượng về bạn trong một lĩnh vực nào đó khiến bạn bị thao túng

Khi đó không chỉ cộng đồng mà ngay cả chính bạn cũng không còn tin tưởng vào năng lực của chính mình. Từ đây bạn sẽ đắn đo, do dự trong việc ra quyết định tiếp tục hành động theo đuổi hay từ bỏ dự án của mình. 

Điều này khá phổ biến trong môi trường làm việc nơi công sở.

Những lời lẽ chỉ trích, sự buộc tội, quy chụp nạn nhân đều khiến nạn nhân rơi vào thế yếu, bị bắt nạt, bị đe doạ

Bốn là: Thái độ đổ lỗi và sự cảm thông giả tạo

Bạn thường bị thao túng tâm lý, kiểm soát cảm xúc một cách vô thức mà không hề hay biết. Kẻ thao túng ngụy tạo sự cảm thông bằng những dẫn chứng không có thực trong quá khứ về sự tương tự với dự án của bạn. 

Cảm giác tội lỗi, sự biết ơn, cảm kích xuất phát một cách thật tâm trong bạn vô tình đã khiến kẻ thao túng đạt được mục đích của mình.

Năm là: Sự im lặng đáng sợ

Im lặng không ra mặt thể hiện sự đồng ý hay phản đối. Nhưng tình huống này đôi khi còn giết chết niềm tin, sự cố gắng phấn đấu của bạn nhanh hơn bất kỳ hình thức nào.

Sự hụt hẫng từ thái độ ủng hộ rồi đột ngột lạnh nhạt của kẻ thao túng khiến bạn mất kiểm soát cảm xúc bản thân. Từ đó tự trách bản thân, cố gắng làm lành, hàn gắn, tìm kiếm sự ủng hộ, tán thưởng của lúc ban đầu.

Sáu là: Phân biệt năng lực của bạn với người khác

Kẻ thao túng khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin vào bản thân mình bằng cách so sánh bạn với người khác. Từ đây bạn cảm thấy mất tự tin vào bản thân mình, cảm xúc do dự, sự tự ti xâm chiếm bạn. 

Kẻ thao túng còn có thể áp dụng sự tăng tiến bằng cách đề xuất phương án khác hoặc tiến cử người khác cho vị trí vai trò dự án của bạn. Bạn bị áp lực tâm lý đè nặng bởi cảm xúc tồi tệ.

Bảy là: Sự ủng hộ trở lại bất thường

Lạnh nhạt, im lặng rồi trở lại thân thiết gần gũi bất thường là một trong những biểu hiện của thao túng tâm lý. 

Diễn biến ủng hộ, thân thiết gần gũi nhanh tới mức bạn còn chưa kịp nhận ra mình đang ở trong vòng xoáy. Hành vi thúc đẩy mối quan hệ thân thiết nhanh chóng và mạnh mẽ nhằm tạo được sự gần gũi, tin tưởng trở lại của bạn.

Sự hụt hẫng từ thái độ ủng hộ rồi đột ngột lạnh nhạt của kẻ thao túng khiến bạn mất kiểm soát cảm xúc bản thân

Biện pháp đối phó với các hành vi thao túng tâm lý

Nạn nhân của thao túng tâm lý thường không biết về sự thật này cho đến khi xảy ra những hệ luỵ đáng sợ. Góp một tiếng chống lại hiện tượng thao túng tâm lý, ngoài việc hiểu rõ về những biểu hiện của nó. Bạn còn cần trang bị cho mình những biện pháp để đối phó hiệu quả. Có thể kể đến như:

Một là: Tự khẳng định giá trị của bản thân bằng các phương thức khác nhau mà không chỉ trông đợi vào một hoặc một nhóm đối tượng nhất định.

Hai là: Không nên tiếp xúc hoặc kết thân quá mức với những kẻ giả tạo, trục lợi, có xu hướng thể hiện cảm xúc thái quá, xu nịnh,..

Ba là: Có sự bàn luận với mọi người trong cộng đồng xác định về sự thao túng tâm lý và có được sự đồng tình của họ.

Bốn là: Có chính kiến, có sự chắc chắn về phương án, quyết định của mình về dự án mà mình đề xuất. Không bị ảnh hưởng hoặc ít bị dao động tâm lý từ những ý kiến của người khác. Phân tích những đóng góp của người khác dưới các góc nhìn đa chiều và khách quan. 

Bạn cần có các phản xạ cần thiết để tránh và bảo vệ bản thân mình khỏi sự thao túng tâm lý của kẻ khác.

Thao túng tâm lý là gì, sự kiểm soát tâm lý, gây hệ luỵ trạng thái cảm xúc tiêu cực cho nạn nhân. Đâu đó trong cuộc sống này vẫn có những hành vi thao túng tâm lý người khác một cách chủ động hoặc vô tình. Hiểu đúng về phạm trù này để chúng ta có cách ứng xử phù hợp, chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy trong cuộc sống. Chúc bạn thật nhiều niềm vui!


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869