Thạch cao là gì? Tại Việt Nam, thạch cao là vật liệu xây dựng được nhiều gia đình và chủ thầu lựa chọn. Sở dĩ loại vật liệu này được yêu thích là vì nó có tính thẩm mỹ cao, lại chống được nhiệt, chống cháy và hỗ trợ thanh lọc không khí rất tốt. Nếu bạn cũng đang có ý định làm tường thạch cao cho ngôi nhà của mình, thì bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn trước khi đưa ra quyết định có nên làm tường thạch cao hay không? 

Thạch cao là gì?

Thạch cao là gì? 

Thạch cao là gì? Thạch cao là một dạng khoáng chất từ tự nhiên, nó có tên hóa học là calcium sulfate (CaSO4.2H2O). Loại thạch cao này thường được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực y tế, dùng để bó bột hoặc đúc tạo thành những mẫu hình trong kiến trúc, thiết kế, tạo hình tượng thạch cao. 

Làm thế nào để sản xuất thạch cao? 

Để sản xuất thạch cao, người ta thường sẽ pha thạch cao thành một dạng dung dịch có độ sánh như sữa đặc để đổ vào khuôn. Sau một thời gian thạch cao sẽ xảy ra phản ứng hóa học nhờ quá trình Hydrat hóa, từ đó tạo những tinh thể liên kết với Hydrat. 

Sau đó tấm thạch cao sẽ được người thợ đổ theo một dạng hình dạng, và kích thước  khác nhau tùy vào mục đích xây dựng hay làm vật phẩm thiết kế. Một số thạch cao sẽ được trộn với một số phụ gia đa dạng như sợi thủy tinh, bông thủy tinh để tạo ra độ bền chắc chắn hơn cho thạch cao. 

Trần thạch cao là gì? Có bền hay không? 

Trần thạch cao được nhiều gia chủ yêu thích vì tính sang trọng 

Trần thạch cao là loại trần được làm từ vật liệu thạch cao là chủ yếu. Loại trần này sẽ được cố định bằng loại khung xương vững chắc để tăng tính kết cấu với các tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi với tên là trần giả, đây là lớp trần thứ hai sẽ nằm phía dưới của loại trần nguyên thủy. 

Trần thạch cao sẽ được làm từ những loại vật liệu như sau: 

Khung xương thạch cao có nhiệm vụ chính là làm khung trụ, tăng độ bám để treo tấm thạch cao lên trên tường chắc chắn hơn. Nhờ vậy mà tấm trần thạch cao sẽ được gia cố ổn định, góp phần kéo dài tuổi thọ công trình hơn. 

Tấm trần thạch cao sẽ tạo nên một mặt phẳng cho trần nhà, tấm trần thạch cao sẽ được liên kết trực tiếp với hệ thống ốc vít chuyên dụng. Kết hợp thêm lớp sơn bản để tạo độ nhẵn, độ mịn giúp lớp trần được đều màu hơn. 

Giải thích lý do vì sao trần thạch cao được người Việt yêu thích hiện nay?

Cấu tạo xây dựng trần thạch cao 

Sử dụng thạch cao làm tường hay trần nhà đang là xu hướng của nhiều gia chủ hiện nay. Sở dĩ loại vật liệu này được yêu thích nhiều đến vậy là nhờ lý do sau đây: 

Cấu tạo rất nhẹ 

Thành phần chính của thạch cao chủ yếu là muối sunfat, cho nên trọng lượng khá là nhẹ. Do đó, những tấm thạch cao này đều rất dễ để lắp đặt hơn so với những vật liệu như sắt, gỗ và bê tông nhờ một lớp keo dính. 

An toàn cho sức khỏe mọi người 

Hầu hết các thành phần có trong thạch cao đều là tự nhiên và khá an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bề mặt của thạch cao là phần muối canxi sunfat. Dạng muối vô cơ này thuộc dạng trung tính nên không gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người. 

Cách nhiệt và cách âm tốt

Thạch cao được sử dụng làm trần nhà là nhiều nhất. Bởi vậy nó được dùng cho khá nhiều dự án và công trình lớn. Tường hoặc trần nhà làm bằng thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống ẩm và chống cháy rất tốt. Thậm chí có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trần thạch cao có khả năng chịu nhiệt lên đến 3h đồng hồ mà không sản sinh cho khói độc, tránh được trường hợp gặp hỏa hoạn hay chập điện. 

Có bao nhiêu loại trần thạch cao hiện nay?

Có loại trần thạch cao chìm và thạch cao nổi

Trần thạch cao hiện nay được phân ra thành hai loại chính. Đó là trần nổi và trần chìm. Cùng tìm hiểu ưu điểm của hai loại trần này nhé!

Trần nổi: Là loại trần được thi công bằng cách thả từ phía trên xuống một tấm thạch cao đã được cắt ra với các kích thước bằng khung định hình. Nếu định hình bằng khung nhôm thì chỉ cần dán trang trí phía dưới nhưng nếu là khung kẽm thì chỉ cần dán trang trí. Trần nổi có nhiều ưu điểm là dễ thay thế nếu cần sửa chữa điện, hư tấm nào thì tháo ra tấm đó. 

Trần chìm: Đúng như tên gọi của nó, trần chìm không xây dựng từ trên xuống mà được xây dựng từ dưới lên. Phần lớn các loại khung định hình của trần chìm sẽ được làm bằng loại kẽm chữ U với chất liệu nhôm. Sau đó bắt vít gắn kết với nhau và ghép từng tấm thạch cao nguyên kích thước vào. Loại trần chìm này có ưu điểm là tạo tường phẳng, có nhiều hoa văn bằng cách cắt ra từng tấm thạch cao được gắn vào và tô bằng xi măng. 

Lưu ý gì khi làm trần thạch cao là gì?

Lưu ý khi làm trần thạch cao bền đẹp

Tuy là vật liệu được yêu thích về độ bền và đẹp hơn so với những loại trần hiện tại, tuy nhiên trần thạch cao này có nhược điểm là kỵ nước. Trước khi thực hiện thi công, ghép trần phải phải qua kiểm tra đối với phần mái tôn hay mái ngói, không có lỗ hổng rỉ nước. 

Chú ý là mái ngói khi trời mưa có gió lớn sẽ dễ tạt vào các khe cửa dễ làm nước nhỏ giọt xuống trần. Chỉ cần một ít nước nhỏ xuống thấm vào trần thạch cao sẽ dễ bị ố vàng ngay. Tuy nhiên trần thạch cao có độ bền cũng khá cao, nếu thi công kỹ càng không bị rò rỉ nước thì trần nhà có thể tăng độ bền đẹp từ 5 đến 10 năm. Thạch cao là gì? Sử dụng trần thạch cao xây nhà không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà sang trọng hơn, mà nó còn giúp cho gia chủ tiết kiệm chi phí xây dựng, tăng độ bền trần nhà lâu hơn. Thế nhưng nếu bạn đang có ý định làm trần thạch cao thì nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia để sắp xếp cách bố trí vị trí phù hợp với ngôi nhà, và chọn lựa đúng loại thạch cao chất lượng để xây dựng nhé!


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *