Sơn bóng là gì? Trong xây dựng có rất nhiều loại sơn được chủ thầu lựa chọn với mục đích khác nhau. Ví dụ như sơn dầu, sơn nhũ hay sơn xi măng sẽ được ứng dụng vào từng vị trí thích hợp trong ngôi nhà để phát huy tác dụng chống thấm, bảo vệ tường nhà, chống ăn mòn. Tuy nhiên trong số các loại sơn đó, thì sơn bóng lại nhận về nhiều lượt mua hơn hẳn. Chắc bạn đang thắc mắc, loại sơn này chắc phải ẩn chức công dụng nổi bật lắm phải không? 

Tìm hiểu sơn bóng là gì? 

Sơn bóng là loại sơn có đặc điểm nhận diện về độ phản quang cao, tăng khả năng làm sáng không gian nhà vô cùng hiệu quả. Nếu bạn muốn bề mặt tường bóng mịn, thì sơn bóng chính là loại sơn chân ái mà bạn nên lựa chọn cho ngôi nhà của mình. 

Nếu sử dụng sơn bóng kết hợp cùng nhiều loại sơn khác sẽ giúp cho ngôi nhà tăng thêm tính thẩm mỹ, đồng thời bảo vệ độ bền của tường nhà trở nên chắc chắn hơn. Đặc điểm nổi bật của sơn bóng là độ phản quang tốt, khi có ánh sáng chiếu vào tường lúc đó bề mặt tường sẽ như một màng sơn đã được phủ lớp dầu bóng. 

Sơn bóng là gì? 

Sơn bóng là gì? 

Ưu điểm thế mạnh của sơn bóng là gì? 

Sơn bóng là gì? Sơn bóng sử dụng có độc khi hít vào hay không? Không phải loại sơn nào cũng tốt 100%, mỗi loại sơn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhưng khi bạn biết lựa chọn đúng ưu điểm của sơn vào từng vị trí thiết yếu của ngôi nhà sẽ giúp cho sơn phát huy giá trị nhất định và sơn bóng cũng như vậy. Sơn bóng sở hữu những ưu điểm cần được nhắc đến như sau: 

Không quá độc hại: Sơn bóng không chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe con người, thành phần lành tính, tránh kích ứng cho người dùng khi sử dụng hoặc chạm tay vào. 

Tạo nên độ bóng bẩy cho vật dụng và sự sang trọng cho nội thất, không gian bên trong của ngôi nhà, tôn lên giá trị thượng lưu cho gia chủ nhờ chất sơn có độ kết dính tốt, màu sắc đẹp mắt phù hợp với các không gian nhà từ sang trọng đến đơn giản. 

Khả năng chống mốc tường và bám bụi: Sơn bóng có độ ma sát cao, nên bụi bẩn khó bám vào, hạn chế nấm mốc có cơ hội phát triển. 

Dễ dàng tiến hành lau chùi: Với bề mặt lớp sơn bóng có độ làm bóng bề mặt tường cao, giúp các vết bẩn trở nên khó bám dính, tiết kiệm được chi phí vệ sinh và hạn chế thi công sơn sửa mới. 

Sơn bóng là gì? 

Ưu điểm sơn bóng sử dụng trong nhà 

Nhược điểm khó khắc phục của sơn bóng là gì? 

Ngoài các ưu điểm kể trên như tính thẩm mỹ cao, chống thấm và chống bụi thì sơn bóng còn có nhược điểm đáng kể đến như: 

Thi công phức tạp tốn thời gian: Bức tường được phủ lớp sơn bóng thành công, trước đó bức tường cần được làm mịn, tạo độ bằng phẳng để khi phản chiếu ánh sáng không bị thấy những vết gồ ghề trên mặt tường. 

Giá thành và chi phí thi công tốn kém: Sơn bóng là loại sơn sở hữu nhiều ưu điểm, chính vì vậy giá thành của nó cũng cạnh tranh hơn so với những loại sơn thông thường trên thị trường. Muốn dùng sơn bóng thành công, cần sự chỉ đạo thi công của thợ kinh nghiệm lâu năm. Chi phí thuê thợ xây dựng phụ trách mảng sơn tường không hề nhỏ. 

Phản chiếu ánh sáng không phù hợp: Sơn bóng có khả năng phản chiếu cao, tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng không gian nhà. Nếu người thi công không có sự tính toán phù hợp sẽ rất dễ khiến việc bắt sáng tốt của loại sơn này từ ưu điểm, trở thành khuyết điểm. 

Sơn bóng là gì? 

Nhược điểm sơn bóng

3 dòng sơn bóng bán chạy nhất trên thị trường xây dựng hiện nay

Sơn bóng nước: Là loại sơn rất thân thiện với môi trường và không gây ra tình trạng khó chịu khi ngửi. Sơn không có mùi quá nồng, dễ dàng lau chùi bằng nước, rất thích hợp sử dụng trong nhà và các đồ dùng nội thất. 

Sơn bóng dầu: Là loại sơn bóng được làm từ loại nhựa alkyd và dung môi cho nên dòng sơn này có độ cứng cáp và độ bóng cao hơn hẳn so với các loại sơn bóng khác. Tuy nhiên nhược điểm của nó là mùi khá nồng và thời gian khô khá lâu. Loại sơn này được sử dụng nhiều để sơn lên các vị trí cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng tốt trên bề mặt gỗ, kim loại và nhôm. 

Sơn bóng chống thấm: Loại sơn có khả năng chống thấm nước tốt, nó thích hợp sử dụng cho các khu vực ngoài trời, khu vực bếp hoặc hồ bơi,…

Sơn bóng trong suốt: Đây là loại sơn bóng không có màu sắc và chỉ được sử dụng để làm nổi bật bề mặt bóng mịn của các loại gỗ tự nhiên, kim loại và đá quý. 

Sơn bóng có phải là sơn mờ hay không? 

Sơn bóng và sơn mờ, hai loại sơn này khác nhau hoàn toàn về mục đích và công dụng đi kèm. Sơn bóng dùng nhiều trong các khu vực dễ bám bẩn, dễ bị va chạm nhiều như cầu thang, nhà tắm, hay nhà vệ sinh. 

Sơn mờ là loại sơn có khả năng phản chiếu ánh sáng kém hơn sơn bóng khá nhiều. Dưới ánh sáng quan sát thì sơn mờ mới phản chiếu lại độ bóng ít nhiều. Sơn mờ sẽ được dùng nhiều trong thi công phòng khách, phòng ngủ để giúp gia tăng độ bền của các vật dụng. 

Sơn bóng là gì? 

So sánh sơn bóng và sơn mịn 

Hướng dẫn cách sử dụng sơn bóng hiệu quả ngay lần đầu

Sơn bóng tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho không gian nhà ở trở nên sang trọng hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật thi công sơn bóng không hề dễ dàng.. Vậy sử dụng sơn bóng như thế nào mới gọi là đúng? 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại công cụ và vật liệu cần thiết

Bạn cần chuẩn bị loại sơn bóng phù hợp với diện tích và tính chất công trường cần thi công. Chuẩn bị thêm cọ sơn và vá sơn để sơn lên các chi tiết nhỏ, trám lại những lỗ nhỏ trên tường. Cần có súng sơn để đảm bảo lớp sơn được đều và mịn hơn. Không thể thiếu băng keo, giấy bạc để tăng độ che phủ của sơn bóng trên khu vực sàn nhà hay đồ nội thất. 

Nước lau và bàn chải sơ, dùng để làm sạch tương và loại bỏ những vết dầu mỡ. Cuối cùng là chuẩn bị giấy nhám để sửa lại các vết nứt không được đồng đều trên bề mặt sơn. 

Bước 2: Xử lý bề mặt tường thật nhẵn mịn

Trước khi tiến hành sơn tường, bạn cần phải kiểm tra kỹ càng xem bề mặt tường còn sót lại bụi bẩn hay dầu mỡ gì không? Sau khi kiểm tra thì nhớ dùng nước lau và bàn chải để chà sạch các vết bẩn bám trên tường. Nếu trên bề mặt tường còn vết nứt xuất hiện, hãy sử dụng thêm giấy nhám để làm phẳng bề mặt cần sửa chữa. 

Bước 3: Sơn lớp che phủ và bảo vệ

Dùng băng keo che các khu vực không sơn, để tránh sơn bóng bám vào những vị trí không mong muốn. 

Sơn bóng là gì? 

Thi công sơn bóng

Bước 4: Sơn bóng lên bề mặt tường 

Khi kiểm tra bề mặt tường đã không còn bụi bẩn, độ mịn đều cũng là lúc sử dụng sơn bóng lên sơn lên tường. Đừng quên trước khi sơn hãy lắc đều hủ sơn, test thử màu sơn trước khi sơn lên bề mặt. Điều này sẽ giúp màu sơn đồng đều hơn không bị chỗ đậm chỗ nhạt. 

Tiến hành sơn thì nên lưu ý sơn từ trên xuống dưới, tránh sơn theo các hướng ngược nhau. Tốt nhất là sơn các đường thẳng song song chồng lên nhau để tạo độ mịn cho bề mặt từng. Sử dụng cọ để trám lại các chi tiết nhỏ, sau đó bạn có thể sơn thêm nhiều lớp để tạo độ bóng và độ phủ trở nên hoàn hảo hơn. 

Bước 5: Dọn dẹp và chờ bề mặt tường khô hoàn toàn

Sau khi hoàn thành quá trình sơn tường bằng sơn bóng, bạn có thể tháo các miếng băng keo đã dán tại những khu vực không cần sơn. Dùng nước kèm bàn chải nhỏ để vệ sinh công cụ sơn. Cuối cùng bạn chỉ cần đợi sơn khô hoàn toàn là được. 

Sơn bóng là gì? Sơn bóng dễ tạo nên điểm nhấn và tăng độ sang trọng cho không gian nhà ở, cũng như nâng cao giá trị đồ dùng nội thất trong nhà với độ bóng bẩy cao. Tuy nhiên theo GoldenLand.vn , nó vẫn còn nhược điểm về vấn đề giá cả, độ thi công phức tạp,… mà các gia chủ cần cân nhắc khi có ý định sử dụng loại sơn này nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869