Mặt bằng kinh doanh là gì, chắc hẳn ai ai cũng phải đồng tình với quan điểm “phi thương thì bất phú” cùng với admin. Cho nên khái niệm “mặt bằng kinh doanh” rất cần thiết cho tất cả những người kinh doanh, buôn bán trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Làm sao để có không gian cửa hàng, mặt bằng kinh doanh “đắc địa nhất” nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình rõ nét nhất, hiệu quả nhất đến khách hàng?! Vậy thì hãy đến ngay với các lưu ý quan trọng về phạm trù này nhé.
Mặt bằng kinh doanh là gì
Mặt bằng kinh doanh là khoảng không gian có diện tích và các điều kiện về cơ sở vật chất “xác định”, có vị trí “đẹp” nằm tại các tòa nhà hay mặt tiền những con đường lớn, những con ngõ rộng đông dân cư.
Mặt bằng kinh doanh thường nằm trong khái niệm là tài sản nhà cửa, cửa hàng, văn phòng kho bãi, nhà xưởng,..đi thuê hoặc cho thuê giữa chủ sở hữu và bên đi thuê. Sau đây, vị trí này sẽ được sử dụng để kinh doanh, buôn bán, trưng bày, lưu trữ hàng hoá theo mục đích sử dụng đã được định sẵn hoặc xác định trong Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh giữa 2 bên chủ thể.
Mặt bằng kinh doanh có vị trí “đẹp” được sử dụng để kinh doanh, buôn bán, trưng bày sản phẩm, lưu trữ hàng hoá
Mặt bằng kinh doanh là phạm trù không bị giới hạn bởi quy định của Luật về diện tích, giá thuê. Mà đa phần là thỏa thuận đồng thuận của 2 bên chủ thể về diện tích phù hợp, cơ sở vật chất, giá thuê,..
Tuy nhiên Pháp luật có những quy định khung và chế tài nhất định để điều tiết mối quan hệ dân sự này cũng như những tình huống xử phạt nhất định khi có tranh chấp hoặc sự kiện khác liên quan đến việc thuê và cho thuê mặt bằng kinh doanh.
Xem thêm: Dự án Caraworld CamRanh
Nguyên tắc để lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Một là: Căn cứ vào nhu cầu, mục đích kinh doanh, buôn bán của bạn.
Bạn cần một vị trí mặt bằng kinh doanh đẹp để bán quần áo dành cho trẻ em. Vậy thì bạn cần phải tìm được một vị trí nhà mặt đường có diện tích vừa phải, không cần quá rộng nhưng phải ở vị trí “dễ thấy” và “dễ tìm” trong một khu phố đông người qua lại, có dân cư đông đúc. Hoặc gần các bệnh viện phụ sản, các trường mầm non hay trường tiểu học.
Lựa chọn được mục tiêu kinh doanh đúng đắn, đối tượng khách hàng muốn hướng tới giúp bạn tối ưu được lựa chọn mặt bằng cho thuê phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong kinh doanh.
Hai là: Căn cứ vào khả năng tài chính của bạn
Bạn rất muốn thuê một mặt bằng kinh doanh ở vị trí trung tâm phố lớn, có diện tích rộng nhưng tài chính chỉ ở trong phạm vi giới hạn trung bình. Vậy bạn phải cân đối nhu cầu với khả năng tài chính của mình để tìm được một vị trí thuê kinh doanh, buôn bán sao cho “phù hợp với túi tiền” mình.
Xác định rõ năng lực tài chính là bước vô cùng quan trọng để bạn có thể tính toán được Khả năng chi trả, định mức chi phí hàng tháng và dự trù các chi phí phát sinh khác trong quá trình thuê. Đồng thời giúp bạn tối ưu hóa những phương án kinh doanh, tiết giảm chi phí, hạn chế rủi ro, cũng như sớm thu hồi vốn, tăng doanh thu.
Mặt bằng kinh doanh phải ở vị trí “dễ thấy” và “dễ tìm” trong một khu phố đông người qua lại, có dân cư đông đúc
Ba là: Xem xét đến toàn trạng của mặt bằng kinh doanh
Bước này rất quan trọng, bao gồm xem xét đến yếu tố thu hút, “đắc địa” của mặt bằng thuê; tiếp đó là tình trạng cơ sở vật chất của mặt bằng thuê: đường điện, nước, độ chắc chắn của tường nhà, mái hiên nhà, kiểm tra sự ngấm, dột nước mưa, vấn đề giao thông đi lại thuận tiện hay không, chỗ trông giữ xe cho khách,.. cuối cùng là vấn đề an ninh, trật tự tại khu vực thuê mặt bằng có an toàn hay không.
Bốn là: Nghệ thuật “deal giá” xuống mức hợp lý
Giá thuê không cố định mà phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người thuê và người cho thuê. Nếu bạn là người thông thái, đã có sự hiểu biết nhất định về mặt bằng giá cho thuê mặt bằng tại cùng địa bàn thì sẽ không lo bị ép giá hoặc gặp bất lợi trong khi thương thảo.
Kinh nghiệm rút ra là cần chuẩn chuẩn bị cho mình một sự khảo sát và thăm dò giá thuê nhất định trước khi thỏa thuận hợp đồng thuê.
Năm là: Xem xét thật kỹ lưỡng các nội dung trong hợp đồng trước khi ký kết
Có rất nhiều các điều khoản trong nội dung 1 bản hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh: thời gian, địa điểm, giá thuê, khoản đặt cọc, hiện trạng bàn giao, cam kết an ninh, bảo toàn, sửa chữa tài sản,…
Vì vậy để tránh bị thua thiệt, “bị hớ”, bị lừa đảo hoặc bị sai lệch, bạn phải làm rõ tất cả các thắc mắc trước khi ký hợp đồng.
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là gì
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh thường bao gồm các yếu tố chính như sau:
Tên hợp đồng, ngày tháng ký kết
2 bên chủ thể: bên thuê và bên cho thuê mặt bằng kinh doanh
Thời gian, địa điểm mặt bằng cho thuê
Tình trạng hiện tại của mặt bằng cho thuê: diện tích, hiện trạng cơ sở vật chất: đường nước, đường dây điện, tình trạng sử dụng của ngôi nhà (còn mới, cũ: tường, mái, cửa sổ, cửa đi,…) số các nội thất được trang bị sẵn,…
Giá thuê hàng tháng (hoặc quý, năm) tùy thỏa thuận của các bên
Khoản tiền cọc (thời gian giữ, ý nghĩa hoặc trường hợp bị khấu trừ)
Thời hạn thuê
Các điều kiện về an ninh, an toàn cần đảm bảo,…
Thời gian bàn giao, thời gian hoàn trả,….
Các tình huống, trường hợp tăng giá,..
Các tình huống, trường hợp phát sinh sửa chữa, cải tạo,…
Các điều khoản như vậy cần được ghi rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng, làm căn cứ thực hiện giữa 2 bên trong suốt thời gian thuê.
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nên có sự làm chứng của Phòng công chứng, làm căn cứ pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc kiện tụng quyền lợi giữa 2 bên.
Bạn cần xem xét thật kỹ lưỡng các nội dung trong hợp đồng Thuê mặt bằng kinh doanh trước khi ký kết
Top lưu ý quan trọng khi chọn mặt bằng kinh doanh
Một là: Không “tham” diện tích mặt bằng quá lớn
Không gian trưng bày sản phẩm, giới thiệu, gặp gỡ khách hàng nên phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế cần thiết. Các không gian quá rộng không chỉ tốn tiền thuê, mà sự bài trí không hợp lý, đơn điệu hoặc quá trống trải đều không đạt được hiệu quả của kinh doanh.
Hai là: Không “ham” mặt bằng kinh doanh quá rẻ
Tài chính eo hẹp và còn rất nhiều chi phí khác phải đầu tư khi bạn bắt đầu 01 startup tuy nhiên bạn cần đầu tư đúng mức, đánh giá đúng phương án lựa chọn mặt bằng kinh doanh nào “đẹp” nhất mà không chỉ tập trung vào yếu tố giá thuê.
Lựa chọn được mặt bằng kinh doanh hợp phong thủy, hợp mệnh, sẽ mang lại vượng khí, thu hút tài lộc, bạn sẽ dễ đạt được kết quả kinh doanh tốt
Ba là: Đặt yếu tố “thu hút” của mặt bằng thuê lên hàng đầu
Mặt bằng kinh doanh phải đi thuê mất tiền, nên yêu tố hiệu quả cần phải đặt lên hàng đầu. Bạn cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng hoặc lập kế hoạch thu – chi cụ thể trong đó có dự phòng trường hợp vắng khách, thua lỗ để đề phòng rủi ro.
Tìm được mặt bằng kinh doanh “sáng” trong khu đông dân cư là điều vô cùng quan trọng. Một vài tiêu chí liên quan đến phong thủy hợp mệnh, hợp hướng với chủ thuê cũng được đặt ra. Nếu bạn chọn được hướng nhà làm kinh doanh tốt sẽ mang lại vượng khí, thu hút tài lộc, đường công danh sáng lạn và dễ thành công hơn.
Bốn là: Làm rõ các đầu mục “được” và “phải” trong hợp đồng
Ví dụ: bạn thuê lại mặt bằng được sang nhượng từ cửa hàng của chủ cũ, nên bàn ghế, tủ đựng đồ, giá treo, mái che,… bạn “được” sử dụng lại, nhưng bạn “phải” bảo toàn hiện trạng của những đồ dùng đó mà không được làm mất mát, hư hỏng.
Năm là: Xem xét thật kỹ các vấn đề về an ninh, an toàn tại vị trí thuê mặt bằng kinh doanh
Điều này rất quan trọng khi bạn thuê mặt bằng kinh doanh để kinh doanh buôn bán các sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phụ nữ, người già, trẻ em, hoặc các sản phẩm cao cấp, đắt tiền.
Mặt bằng kinh doanh là gì, là nơi có vị trí “đẹp” tọa lạc nơi mặt đường lớn, tòa nhà văn phòng hợp hướng với chủ thuê, dùng làm nơi giới thiệu trưng bày sản phẩm, kinh doanh, buôn bán. Có một số tiêu chí giúp bạn chọn được mặt bằng kinh doanh hiệu quả và những lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng thuê. Hy vọng bài viết https://goldenlands.vn/ đã giúp ích cho các thương nhân rất nhiều trong việc chọn được mặt bằng kinh doanh “sáng” kinh doanh hiệu quả và sinh lời, Chúc bạn nhiều thành công!