Lễ nhập trạch nghĩa là gì? Là người Việt Nam chắc chắn trong đời bạn từng nghe qua lễ nhập trạch không ít nhất 1 lần. Bởi vì đây là một nghi lễ rất phổ biến tại đất nước ta được áp dụng khi có 1 gia đình chuẩn bị chuyển sang ở một ngôi nhà mới. Tương tự với các hộ gia đình thì lễ nhập trạch cũng được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp và công ty khi chuyển trụ sở mới hoạt động. 

Lễ nhập trạch nghĩa là gì? 

Lễ nhập trạch nghĩa là gì? 

Lễ nhập trạch là từ Hán Việt với nghĩa chiết tự như “nhập” vào còn “trạch” là nhà. Lễ nhập trạch mang ý nghĩa là dọn vào nhà mới ở. Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn “nhập trạch” là việc gia chủ thông báo với thần linh, thổ địa ở nơi ở mới về việc di chuyển chỗ ở, gia đình sẽ trú ngụ ở đây và chăm sóc ngôi nhà tươm tất. Đây là một buổi lễ thể hiện sự tôn trọng của gia chủ, đồng thời tiếp nối truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. 

Việc cúng nhập trạch có thật sự quan trọng hay không?

Lễ nhập trạch nghĩa là gì? Từ lâu ông bà tổ tiên chúng ta đã truyền lại câu nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” tượng trưng cho việc đề cao cúng kiến thần linh, thổ địa nơi mình đến ở và sinh sống cho phải phép đất trời. Do đó, khi chuyển đến một nơi ở mới, việc tổ chức lễ nhập trạch thể hiện sự kính trọng của người ở đến với thần linh và tổ tiên. 

Hành động này như một lời thông báo cuộc sống đến mới đến tổ tiên và thần linh để mong bề trên giúp đỡ công việc của họ được thuận lợi, hanh thông và may mắn hơn. Mục đích chính của lễ nhập trạch chỉ đơn giản là mong muốn sự chở che và mang lại may mắn cho gia đình khi sinh sống chỗ ở mới. 

Cúng lễ nhập trạch mang ý nghĩa khẩn cầu điềm lành cho gia chủ

Chuẩn bị lễ nhập trạch cần có gì? 

Lễ nhập trạch ngày xưa và ngày nay có nhiều sự khác biệt, ngày xưa việc cúng nhập trạch khá phức tạp theo đúng lễ nghi của ông bà tích lũy. Tuy nhiên, xã hội hiện đại hơn việc cúng lễ nhập trạch cũng có những thay đổi nhất định mang tính tiện lợi hơn so với trước đây. Nếu bạn cũng đang có ý định chuẩn bị cho lễ nhập trạch gia tiên thời gian sắp tới, thì đây là những điều bạn nên chuẩn bị: 

Thời gian tiến hành lễ: Lễ nhập trạch nên ưu tiên tổ chức vào ban ngày với bầu không khí trang trọng, đầy đủ ánh sáng và không gian sạch sẽ. 

Không để xảy ra những sự cố quấy rối trong quá trình diễn ra lễ nhập trạch cúng kiếng. 

Trong gia đình tránh để tạo ra những tranh cãi, tránh ngủ trưa tại nơi ở mới để tránh hiểu lầm. 

Với những người chưa vào ở ngay thì nên ngủ lại 1 đêm ở nhà mới. Tuyệt đối không đón tiếp khách lạ vào ngày lễ nhập trạch để không bị tổ tiên gieo điềm gở. 

Làm thế nào để lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ?

Tổ chức lễ nhập trạch theo hình thức truyền thống 

Tổ chức lễ nhập trạch truyền thống cần tuân thủ rất nhiều những yếu tố khác nhau. Nếu bạn chưa từng tổ chức lễ nhập trạch trước đây, sợ phạm phải điều kiêng kỵ không tốt thì nên lưu ý những vấn đề sau: 

Chọn cúng lễ vào ngày tốt nhất: Lễ nhập trạch không quan trọng là bạn đã chuyển đến nhà mới sinh sống hay chưa. Chỉ cần tổ chức lễ nhập trạch trước, sau đó gia chủ sẽ ngủ lại một đêm ở nhà mới trước là được. 

Đối với gia chủ chuyển sang nhà mới là nhà thuê: Gia chủ có thể cân nhắc suy nghĩ cúng lễ nhập trạch hoặc không cúng tùy vào ý niệm của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ đúng các quy định khi có ý định di chuyển bàn thờ hay những khu vực linh thiêng. 

Với bàn thờ tổ tiên khi di chuyển cho lễ nhập trạch cần khấn cầu xin phép tổ tiên, Thổ Địa, Thần Tài để cầu mong bề trên đồng ý và bảo vệ con cái khi chuyển sang chỗ ở mới. 

Không để thai phụ và người cầm tinh tuổi Cọp tham gia: Theo phong thủy thì phụ nữ đang mang thai và những người có tuổi Hổ sẽ không nên xuất hiện trong lễ nhập trạch. Điều này giúp gia chủ khi dọn sang nhà mới tránh phạm phải những điềm không may mắn. 

Sử dụng những vật phẩm phong thủy như đồng xu tiền có thể giúp tăng sinh khí tài lộc cho gia chủ khi ở nhà mới. Đồng thời bạn cũng cân nhắc đốt thêm trầm hương và gỗ thơm để thanh tẩy tránh sự xui xẻo còn đeo bám ngôi nhà trước đây.

Luôn luôn tuân thủ những quy định an toàn về tiền vàng, không đốt lò than không có sự kiểm soát để tránh những sự cố không mong muốn. 

Làm lễ nhập trạch cần phải thực hiện các bước nào?

Các bước cần thiết để thực hiện lễ nhập trạch 

Với những ai còn đang mơ hồ vì không biết làm lễ nhập trạch ra sao, trình tự thực hiện sẽ như thế nào thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây: 

Bước 1: Thắp hương cho Thần tài, Thổ Địa trước khi tiến hành lễ nhập trạch. Đây là cách làm tri ân và mong cầu thần linh phù hộ cho bản mang lại cho gia đình tiền tài và thành công, may mắn.

Bước 2: Thực hiện xông nhà để đuổi vận không tốt: Để chuyển vào nhà mới thì chủ nhà cần đốt nến hoặc xông nhà để xua đuổi những vận đen không tốt để mang đến không gian thoải mái, thơm tho cho gia đình sắp tới. 

Bước 3: Đun sôi nước và mở vòi nước chảy vào khi gia chủ vào nhà mới. Gia chủ cần đun sôi nước và mở vòi nước trong nhà mới. Điều này giúp cho gia chủ tạo không khí gia đình thêm thông suốt, tươi mới và tăng may mắn trong cuộc sống nhiều hơn.

Bước 4: Treo chuông gió để giúp không khí luân chuyển trong nhà được thoáng đãng hơn. Chuông gió tạo nên âm thanh nhẹ nhàng để gió dễ thổi vào bên trong. Nó là sự biểu tượng cho sự lưu thông không khí, luân chuyển trong ngôi nhà mang đến sự tươi mới, sống động hơn.

Bước 5: Tạo bầu không khí vui vẻ, nhộn nhịp khi vào nhà mới. Gia chủ cần lưu ý tạo cho không gian gia đình bầu không khí thật vui vẻ, các thành viên tránh nói lời xui rủi không may mắn cho gia đình trong giai đoạn chuyển chỗ ở mới. 

Lễ nhập trạch nghĩa là gì? Tổ chức lễ nhập trạch như thế nào để mang lại sự may mắn cho gia đình dài lâu? Những thắc mắc của người đọc đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết này, hy vọng những kiến thức cung cấp sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị một lễ nhập trạch thật hoàn chỉnh cho gia đình.  


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869