Kiến trúc thượng tầng là gì, một khái niệm, một thuật ngữ thuộc phạm trù triết học, là biểu hiện của toàn bộ những tư duy, tư tưởng mang tính bao quát của Nhà nước, của Đảng đoàn, Giáo hội,… về quan điểm chính trị, tôn giáo, giai cấp, chế độ,… Giải thích cho bạn sự tồn tại biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất. Khi đó lại là những thuật ngữ rất gần gũi với đời sống của chúng ta. Đó là điện, đường, trường, trạm,… Tiếp cận ngay với kiến thức quan trọng này ngay sau đây nhé!

Kiến trúc thượng tầng là gì

Kiến trúc thượng tầng là gì, là một thuật ngữ thuộc phạm trù triết học, biểu hiện cho những quan điểm mang tính bao quát của thể chế Nhà nước, của Đảng đoàn, Giáo hội,..về chính trị, tôn giáo, giai cấp, pháp luật, chế độ,… Các tư tưởng ấy được tạo thành trên nền tảng của một cơ sở hạ tầng sẵn có nhất định.

Kiến trúc thượng tầng mang hệ tư tưởng bao trùm, biểu hiện qua bộ mặt đời sống kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của toàn xã hội. Kiến trúc thượng tầng cùng với cơ sở hạ tầng tạo nên kết cấu của một hình thái xã hội hoàn chỉnh. 

Các hình thái xã hội đi cùng với với sự tiến hoá, tiến bộ của loài người. Đó là: Hình thái xã hội Cộng sản nguyên thuỷ; Hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ; Hình thái xã hội phong kiến; Hình thái xã hội Tư bản chủ nghĩa; và Hình thái xã hội Xã hội chủ nghĩa.

Kiến trúc thượng tầng là gì, là một thuật ngữ thuộc phạm trù triết học, biểu hiện cho những quan điểm mang tính bao quát của thể chế Nhà nước, của Đảng đoàn, Giáo hội

Kiến trúc thượng tầng tạo ra hệ tư tưởng cốt lõi, đặc trưng của từng hình thái xã hội. Và có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời với cơ sở hạ tầng tương ứng trong hình thái xã hội ấy.

Tính giai cấp, sự xung đột về tư tưởng trong các quan điểm là có thể có trong kiến trúc thượng tầng của cả một thể chế chính trị. Song quy luật biện chứng của sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất sẽ giúp các hình thái xã hội ấy chuyển mình. Thay đổi từ hình thái xã hội thấp lên hình thái xã hội phát triển cao hơn.

Đặc điểm của kiến trúc thượng tầng là gì

Kiến trúc thượng tầng mang tầm vĩ mô, có tác động và cả chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ sở hạ tầng. Sự thống nhất biện chứng ấy làm nên cấu trúc và sự phát triển của xã hội. Những đặc điểm quan trọng của kiến trúc thượng tầng, đó là:

Một là: Tính giai cấp trong một xã hội. Giai cấp cầm quyền, thống trị, lãnh đạo của một kiến trúc thượng tầng xã hội là Nhà nước. Nhà nước chính là cơ quan thể hiện hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng một cách rõ nét nhất. Thực thi kiến trúc thượng tầng về mặt chính trị, pháp lý, điều hành xã hội.

Kiến trúc thượng tầng mang tầm vĩ mô, có tác động và cả chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ sở hạ tầng

Hai là: Ưu điểm chính trị của giai cấp có thể có sự đối lập và phức tạp. Song sự đấu tranh ấy là nguồn gốc của phát triển. Ở các khía cạnh, góc độ xã hội khác nhau chúng tác động, chi phối, ảnh hưởng và thay đổi bởi nhau. 

Tạo nên các cuộc đấu tranh tư tưởng và cao trào là các cuộc đấu tranh đối kháng giữa các giai cấp. Từ đây có thể thấy mối quan hệ giai cấp sâu sắc trong kiến trúc thượng tầng. làm nên đặc trưng cơ bản của kiến trúc thượng tầng.

Ba là: Kiến trúc thượng tầng với hệ tư tưởng chính trị, tôn giáo, chế độ tác động trực tiếp tới các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Tạo hành lang, cơ chế hoạt động cho cơ sở hạ tầng thực hiện. Ngược lại, sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần quyết định đến hệ tư tưởng, các quan điểm chính trị, tư duy giai cấp của kiến trúc thượng tầng.

Nhưng các yếu tố như triết học, tín ngưỡng, quan điểm nhân sinh quan nghệ thuật,..chỉ tác động gián tiếp và không tác động nhiều đến kiến trúc thượng tầng.

Tầm quan trọng của kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng với hệ tư tưởng mang tính cốt lõi của giai cấp thống trị, tác động sâu sắc đến cơ cấu của hình thái chính trị xã hội và giai cấp bị trị trong xã hội. Làm nên bộ mặt tinh thần và tác động sâu sắc đến các yếu tố của cơ sở hạ tầng.

Hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng góp phần quan trọng tạo nên hệ tư tưởng chính trị của Nhà nước, của tổ chức Đảng cầm quyền. Tạo nên tính hiến pháp, lập pháp tối cao của Nhà nước ấy. Chi phối, tác động mạnh mẽ đến sự hành pháp của cơ sở hạ tầng trong hình thái xã hội ấy.

Kiến trúc thượng tầng với hệ tư tưởng mang tính cốt lõi của giai cấp thống trị, tác động sâu sắc đến cơ cấu của hình thái chính trị xã hội

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam

Đi cùng với sự phát triển của các hình thái xã hội của loài người và trên thế giới, kiến trúc thượng tầng tại Việt Nam phát triển theo con đường sau.

Hệ tư tưởng cốt lõi của kiến trúc thượng tầng là sự kế thừa tiếp thu của học thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trải qua thời kì phong kiến và bị đô hộ của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Việt Nam kiên trì đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội. Hình thái xã hội Xã hội chủ nghĩa là hình thái xã hội phát triển bậc cao của các hình thái kinh tế xã hội. Tôn trọng quyền chủ quyền dân tộc và nhân quyền của con người.

Kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh song có phát triển tư tưởng theo hướng phù hợp với thực tế xã hội hiện đại, ứng biến uyển chuyển để thích nghi và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tính giai cấp gần như được xóa bỏ với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Việt Nam kiên trì đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội cốt lõi là sự kế thừa tiếp thu của học thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đi từ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu, đi lên xã hội chủ nghĩa là bước quá độ nhảy vọt của cơ sở hạ tầng. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng cần hoàn thiện các yếu tố về cơ sở vật chất, kinh tế, triết học, tôn giao, nghệ thuật, văn hoá xã hội,..

Lấy lợi ích của các tầng lớp lao động, nông dân, công nhân, trí thức, trí sĩ là gốc của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một Nhà nước Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tổng hòa của những quan hệ xã hội, những yếu tố liên kết tạo nên cơ cấu kinh tế xã hội đặc trưng của một hình thái kinh tế xã hội. 

Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị hiện tại, quan hệ sản xuất cũ và quan hệ sản xuất mới (trong tương lai). Quan hệ sản xuất thống trị hiện tại: quyết định đến sự tồn tại, phát triển và chi phối đến 2 quan hệ sản xuất cũ và mới.

Cơ sở hạ tầng góp phần tạo nên nền tảng cho kiến trúc thượng tầng, Nhà nước, thể chế pháp quyền Nhà nước hoạt động. Các yếu tố cơ sở vật chất tạo nên kết cấu hạ tầng cho xã hội hoạt động như đường xá, cầu cống, trường học, y tế, giao dục,…làm nên bộ mặt hữu hình cho nền kinh tế, hình thái xã hội mà nó hiện hữu.

Cơ sở hạ tầng có mối liên hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng tạo nên hệ tư tưởng, bộ máy chính quyền, giai cấp thống trị. Được hình thành trên nền tảng của cơ sở hạ tầng với kinh tế, xã hội , văn hoá xã hội tác động ngược trở lại, chi phối và thúc đẩy kiến trúc thượng tầng.

Nhà nước XHCN Việt Nam lấy lợi ích của các tầng lớp lao động, nông dân, công nhân, trí thức, trí sĩ là gốc 

Vì vậy kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng phát triển xuôi chiều với nhau sẽ giúp hình thái kinh tế xã hội ấy vững mạnh, phát triển rực rỡ. Ngược lại sẽ dẫn đến suy vong hoặc đấu tranh đối kháng giữa các giai cấp. Sự thay đổi về lượng của cơ sở hạ tầng đến độ nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất kiến trúc thượng tầng, hình thái xã hội khác thay thế.

Kiến trúc thượng tầng là gì, một phạm trù triết học nhưng khái quát sự tồn tại, phát triển của hình thái kinh tế xã hội với các yếu tố cốt lõi. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng tương ứng với nó. Chúc bạn nhiều niềm vui!


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869