Hạ tầng Long An được quy hoạch bài bản, chuẩn mực trong tầm nhìn chiến lược của một tỉnh ở vị thế dẫn đầu về kinh tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những con số biết nói đã chứng minh các bước tiến nhảy vọt của Long An trong thời gian qua. Cùng với Golden Land phân tích tổng quan về hạ tầng Long An trong quyết định quy hoạch tỉnh Long An số 686/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 13/6/2023 thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhé.
Tổng quan về tỉnh Long An
Tỉnh Long An là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Có vị trí địa lý là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với khu vực Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh – đô thị lớn và phát triển bậc nhất cả nước.
Hạ tầng Long An được quy hoạch bài bản, chuẩn mực trong tầm nhìn chiến lược của một tỉnh ở vị thế dẫn đầu về kinh tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo số liệu thống kê gần đây năm 2022 tỉnh Long An có dân số 1.734.259 người trên diện tích tự nhiên đạt 4.494,79km2. Là tỉnh có dân số đông thứ 13 trên cả nước, mật độ dân số không cao, đóng góp GDP đứng thứ 12 và xếp thứ 14 trên cả nước về mức thu nhập bình quân đầu người. Long An còn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục khi cán mốc 9.41%, đã tạo nên kỳ tích cho Long An – 1 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Nam Bộ.
Bản đồ vị trí và tiếp giáp của tỉnh Long An
Vị trí địa lý
Về giao thương, Long An đóng vai trò kết nối quan trọng Đồng Bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh thông qua các tuyền đường huyết mạch: quốc lộ 1, 50,62, N1, N2.
Về bản đồ hành chính, Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và 1 thành phố Tân An và 1 thị xã Kiến Tường.
Các đơn vị hành chính cấp huyện này lại có tổng 186 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc.
Long An được xem là vựa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long. Với việc giáp ranh như sau:
Phía đông giáp với TP. Hồ Chí Minh
Phía tây giáp với Tỉnh Đồng Tháp
Phia Nam giáp với tỉnh Tiền Giang
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và đất nước Campuchia.
Quy hoạch phát triển hạ tầng
Những năm gần đây Long An luôn là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư FDI trong nước và nước ngoài. Từ vị thế đố, Long An luôn biết cách tận dụng lợi thế và ưu điểm của mình về điều kiện giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh để quy hoạch phát triển về hướng Tây và Tây Nam. Là những nơi có nguồn nhân lực đầu vào dồi dào và có chất lượng cao với chi phí tiếp cận trung bình.
Tỉnh Long An luôn đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính, cải cách liên tục theo hướng thuận lợi nhất, hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia tìm hiểu và “rót vốn” vào thị trường Long An
Hiện nay tỉnh Long An có tới 35 khu công nghiệp và 65 cụm công nghiệp. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Long An tiếp tục dẫn đầu về số lượng và diện tích là trung tâm kinh tế năng động của Việt Nam.
Các khu công nghiệp được phân bố hợp lý với vị trí gần các cảng biển, thuận tiện cả về giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Khi hiện nay cảng quốc tế Long An đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu lớn tải trọng lên đến 70.000 tấn. Là điểm thu hút quan trọng các nhà đầu tư vào Long An
Đa dạng hoá các sản phẩm đầu tư, tỉnh Long An chú trọng mở rộng phát triển các kênh đầu tư, thị trường đầu tư phong phú đa dạng. Các sản phẩm đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê, nhà xưởng xây sẵn cho thuê với đa dạng dịch vụ. Các khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna, Khu công nghiệp Long Hậu, Thuận Đạo, Tân Đức, Anh Hồng, Tân Đô, Hải Sơn, Phúc Long…
Tỉnh Long An thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư FDI trong nước và nước ngoài
Kinh tế
Tỉnh Long An với tiềm năng và năng lực kinh tế phát triển mạnh mẽ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế phía Nam nói riêng và thúc đẩy kinh tế cả nước.
Long An là cửa ngõ, cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tiếp giáp với khu vực phát triển nhanh TP. Hồ Chí Minh. Tỉnh này là đầu mối nông sản lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Các đặc sản nổi tiếng thương hiệu ĐBSCL như gạo nàng thơm, rượu đế, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành,… Trong đó sản phẩm gạo là trọng điểm nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu khu vực phía Nam.
Công nghiệp nhẹ cũng tăng tốc bứt phá với các sản phẩm dệt may, thực phẩm chế biến, khai thác thuỷ hải sản, xây dựng,… Nhìn vào bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, tỉnh Long An luôn đứng trong top đầu trong danh sách 13 tỉnh miền Tây về thu hút, năng lực và khả năng phát triển kinh tế. Đặc biệt mảng công nghiệp, Long An đạt những con số thành tích đáng ngưỡng mộ. Tính riêng trong năm 2024 sự tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh mẽ, quý sau cao hơn quý trước; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt khoảng 8,3%: quý I đạt 4,80%, quý II đạt 5,98%, quý III đạt 10,82%, quý IV đạt 11,26%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An tiếp tục duy trì theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng luôn trên mức 52%, dịch vụ chiếm tương đương 26.5%, nông nghiệp chỉ chiếm tương đương 15.8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5.7%.
Theo số liệu thống kê năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 107.3 triệu/người/ năm, tăng 10.7 triệu/người/ năm so với năm 2023.
Quy hoạch hạ tầng Long An
Hạ tầng Long An trong quy hoạch của tỉnh Long An là tài liệu quan trọng thể hiện các thông tin về đất đai, địa hình, hạ tầng giao thông đô thị, cầu đường, thông tin các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, cảng biển, cảng hàng không và các khu vực kinh tế trọng điểm được đầu tư hoặc (và) định hướng phát triển trong tương lai.
Từ đây các nhà quản lý, các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư và người dân có được cái nhìn khái quát về tình hình phát triển chung của Tỉnh. Là căn cứ để để ra các quyết sách, quyết định, kế hoạch phát triển và hoạt động cho phù hợp.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Long An nói riêng và bản đồ quy hoạch nói chung là sự tham mưu, đóng góp và thực hiện bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành như: Sở xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy hoạch tỉnh Long An mới nhất là Quy hoạch được phê duyệt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 686/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ngày 13/6/2023.
Theo Quyết định trên, Long An sẽ là trung tâm phát triển kinh tế năng động của cực tăng trưởng phía Nam. Phát triển theo hướng nhanh, mạnh, hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
Là đầu tàu kinh tế của hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong sự kết nối chặt chẽ với TP. Hồ CHí Minh và vùng Đông Nam Bộ, tạo động lực, là đòn bẩy phát triển kinh tế vùng. Đồng thời là đầu mối hợp tác và giao thương quan trọng với Campuchia.
Long An đặt mục tiêu hình thành các hành lang kinh tế mới, là trung tâm phát triển kinh tế của vùng, là đô thị động lực kiểu mẫu có sự linh hoạt ứng biến trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới có diễn biến kinh tế thay đổi nhanh, chuyển biến liên tục. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Mọi người dân có thu nhập tăng cao, đời sống được đảm bảo.
Long An đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm, với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 180 triệu/người/năm.
Cơ cấu các ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá với cơ câu: khu vực công nghiệp – xây dựng 61.8%, khu vực dịch vụ 24.2%, khu vực nông lâm thuỷ sản khoảng 7.5%.
Phấn đấu đến năm 2050, tỉnh Long An là 1 tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, là trung tâm tăng trưởng kinh tế quan trọng của khu vực phía Nam và cả nước.
Về cải cách hành chính, tỉnh Long An sẽ hoạt động theo mô hình “ một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế xã hội, sáu trục động lực”.
Cụ thể, hai hành lang kinh tế, đó là: Hành lang Vành đai 3-4 theo trục Tp. Hồ Chí Minh phát triển các tỉnh phía Nam. Và hành lang phát triển theo trục động lực liên tỉnh từ TP. Hồ Chí Minh – tỉnh Long An – tỉnh Tiền Giang.
Cụ thể, ba vùng kinh tế – xã hội gồm: Vùng kinh tế đô thị – công nghiệp; Vùng kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu; Vùng kinh tế vùng đệm sinh thái.
6 Trục động lực kết nối
Long An chú trọng phát triển kinh tế theo 6 trục động lực kết nối, đó là:
Một là: Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4: trục này kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh đồng thời kết nối sân bay Long Thành và cảng Long An.
Hai là: Trục động lực Quốc lộ 50B: kết nối TP. Hồ Chí Minh với Long An và Tiền Giang.
Ba là: Trục động lực song hành quốc lộ 62: kết nối TP. Tân An với khu vực kinh tế cửa khẩu Long An và vùng Đồng Tháp Mười.
Bốn là: Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hoà – Bình Chánh: kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây với vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP. Hồ Chí Minh.
Năm là: Trục động lực Quốc lộ N1: kết nối Long An với vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.
Sáu là: Trục động lực Đức Hòa: kết nối cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP. Hồ Chí Minh.
Biểu đồ quy hoạch 6 Trục động lực kết nối của tỉnh Long An
Phát triển hạ tầng đường sắt
Hạ tầng đường sắt tỉnh Long An có những bước chuyển và định hướng phát triển 2 tuyến đường sắt chiến lược như sau:
Một là: Tuyến đường sắt Hưng Nhân – Tân An và tuyến Bến Lức – Cần Đước – Cần Giuộc sẽ tăng tính kết nối, vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu và thành phẩm, sản phẩm của các khu đô thị, khu công nghiệp và trung tâm hành chính của các vùng lân cận.
Hai là: Tuyến đường sắt chuyên dụng, kết nối TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ đến cảng Hiệp Phước. Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, vận chuyển các nguyên vật liệu, phụ liệu dùng cho sản xuất công nghiệp, hàng hoá, dịch vụ. Giúp tiết giảm chi phí logistic và tăng chỉ số cạnh tranh, thế mạnh địa phương của các doanh nghiệp.
Quy hoạch cảng biển
Hệ thống cảng biển của Long An được quy hoạch phát triển mở rộng, đầu tư và nâng cấp để tăng khả năng tiếp nhận tàu lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của vận tải và logistic của các doanh nghiệp địa phương.
Phấn đấu trong thời gian sớm nhất cảng biển Long An tăng khả năng đón nhận tàu trọng tải 50.000 tấn (hiện nay) lên tàu trọng tải 70.000 tấn trong thời gian sớm nhất.
Hệ thống cảng biển của Long An được quy hoạch phát triển mở rộng
Quy hoạch các khu công nghiệp
Long An chú trọng phát triển công nghiệp hàng đầu với quy hoạch tăng cả về số lượng và quy mô các khu công nghiệp.
Tính đến tháng 10/2024 Long An đã có 35 khu công nghiệp và 63 cụm công nghiệp trên toàn tỉnh. Trong đó các khu công nghiệp có tổng diện tích 11.954,79ha với tỷ lệ lấp đầy là 87.39%. Từ đây cho thấy sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tỉnh Long An đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Riêng các cụm công nghiệp chiếm diện tích 3.367ha với tỷ lệ lấp đầy 77.67%. Từ đây tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương và nâng cao thu nhập cho người lao động. Nguồn thu đã đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.
Các dự án Bất động sản của hạ tầng Long An
Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, Long An đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản khu vực phía Nam. Trong đó có các dự án các khu đô thị: Eco Retreat Long An, Vinhomes Urban Lake, Vinhomes Phước Vĩnh Tây.
Eco Retreat Long An
Dự án Eco Retreat Long An xứng danh là Khu đô thị sinh thái kiểu mẫu của Ecopark tại khu vực phía Nam. Khu đô thị “xanh” đúng nghĩa từ cảnh quan đến môi trường sống, mang giá trị sống đích thực.
Eco Retreat Long An có vị trí đắc địa, tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây TP. HCM là vùng liên kết giao thông giữa Vành đai 3, cao tốc TP. HCM – Trung Lương, với cao tốc Bến Lức – Long Thành đồng bộ, gắn các trục động lực và các khu công nghiệp trọng điểm.
Khu đô thị Eco Retreat Long An có thiết kế hiện đại và chan hoà với thiên nhiên, lối sống xanh hoá với công viên, hồ nước, hệ thống cây xanh lớn với hệ đa tầng phủ xanh khu đô thị.
Dự án Eco Retreat Long An xứng danh là Khu đô thị sinh thái kiểu mẫu
Đây là khu đô thị có diện tích cảnh quan lớn nhất với 121 ha và 4 triệu cây hoa, 8 tầng thực vật. Trong khi công trình nhà ở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ với 19.5%. Bạn sẽ bị choáng ngợp và chinh phục hoàn toàn bởi điều kiện sống xanh trong lành và tiện nghi này ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Eco Retreat Long An mang tiềm năng tăng trưởng giá trị cao vững chắc cho các nhà đầu tư khi hội tụ cả yếu tố an cư lý tưởng và khả năng sinh lời bền vững.
Vinhomes Urban Lake
Vinhomes Urban Lake toạ lạc tại vị trí giao điểm của 3 đơn vị hành chính quan trọng của tỉnh Long An là: thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và xã Tân Mỹ. Ở vị trí trung tâm, Vinhomes Urban Lake dễ dàng trở thành tinh hoa hội tụ của các yếu tố, di chuyển thuận lợi thông thương, an cư lập nghiệp lý tưởng và tiềm năng sinh lời đầu tư cao.
Thị trấn hậu Nghĩa huyện Đức Hoà là lựa chọn bất động sản lý tưởng khi huyện này có vị trí ngay sát TP. HCM nơi mà thị trường nhà đất đang ở vào thời điểm khan hiếm và đắt đỏ. Thông qua tuyến đường ĐT823, ĐT824, ĐT825, cao tốc 02, Vành đai 4, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, cao tốc Trung Lương – TP. HCM với thời gian di chuyển ngắn.
Huyện Đức Hoà của tỉnh Long An được định hướng phát triển trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM với sự nâng cấp đầu tư về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong vòng bán kính chỉ 3 -5km quanh dự án Vinhomes Urban Lake là các KCN Đức Hòa, KCN Tân Đức, KCN Xuyên Á, KCN Đức Hòa Đông,…
View toàn cảnh đẹp mắt của dự án Vinhomes Urban Lake
Khu đô thị Vinhomes Urban Lake có không gian sống trọn vẹn, mang sứ mệnh “ALL IN ONE”, nơi đây hội tụ đầy đủ tất cả mọi yếu tố tiện nghi, hiện đại của một cuộc sống “chất lượng” đáng mơ ước. Tất cả mọi tiện ích đều ở trước hiên nhà bạn: Khu trung tâm thương mại, mua sắm, trường học, thể thao, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn quốc tế,.. Ngoài ra khu hồ điều hoà ở vị trí trung tâm đã mang đến môi trường trong lành và cảnh quan hấp dẫn, tầm view xanh mát thu trọn ánh nhìn toàn khu đô thị trong tầm mắt.
Vinhomes Phước Vĩnh Tây
Dự án Vinhomes Phước Vĩnh Tây hay Khu đô thị mới Phước Vĩnh Tây là dự án tổ hợp căn hộ, nhà lô phố, biệt thự cùng chuỗi tiện ích, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hàng đầu khu vực Nam TP. HCM.
Xứng với kỳ vọng, dự án này được quy hoạch xây dựng trên diện tích 1.090 ha với dự kiến quy mô dân số khoảng 89.000 người. Dự án đô thị mới này toạ lạc tại khu vực các ấp 1, 2,3 của xã Phước Vĩnh Tây của huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Dự án có phía Bắc giáp sông Rạch Ván, xã Phước Lại; Phía Nam giáp Khu dân cư Phước Vĩnh Tây, một phần xã Long Phụng và xã Đông Thành; Phía Đông giáp Khu dân cư Phước Vĩnh Tây, một phần xã Phước Vĩnh Đông và Phía Tây giáp Sông cần Giuộc.
Dự án Vinhomes Phước Vĩnh Tây được quy hoạch xây dựng thành 3 phân khu lớn: A, B, C. Trong đó, phía Bắc là phân khu A; phía Đông Nam là phân khu B; phía Tây Nam là phân khu C.
Dự án Vinhomes Phước Vĩnh Tây là dự án tổ hợp căn hộ, nhà lô phố, biệt thự
Phân khu A: nằm về phía Bắc đường tỉnh 830E (Vành đai 4), và phía Đông sông Cần Giuộc, với diện tích: khoảng 234 ha, chiếm khoảng 21,47% đất tự nhiên của khu đô thị.
Khu A với địa hình giáp sông đắc địa sẽ trở thành đô thị ven sông siêu hot với loại hình nhà ở mật độ thấp trong hệ sinh thái xanh, khoáng đạt. Là nút giao hoàn hảo giữa đường tỉnh 830E (Vành đai 4) và đường tỉnh 826C, là điểm nhấn thu hút cho toàn cảnh khu vực cửa ngõ phía Bắc của toàn khu đô thị. Khu A được quy hoạch xây dựng dưới 20 tầng và mật độ xây dựng 40-60%.
Phân khu B: nằm trong giới hạn các tuyến đường tỉnh 830E (Vành đai 4), đường tỉnh 826C, đường tỉnh 826D, đến ranh giới phía Nam khu đô thị, với diện tích: khoảng 534 ha, chiếm khoảng 49,0% đất tự nhiên của khu đô thị. Khu B với ưu thế vị trí cửa ngõ phía Đông là tâm điểm kết nối hệ thống công trình công cộng với đường tỉnh 826D. Khu B được quy hoạch xây dựng dưới 20 tầng và mật độ xây dựng 30-60%.
Phân khu C. cũng có lợi thế địa hình giáp sông Cần Giuộc, khu C được giới hạn bởi đường tỉnh 830E (Vành đai 4) và đường tỉnh 826C, với diện tích: khoảng 322 ha, chiếm khoảng 29,53% đất tự nhiên của khu đô thị. Khu C cũng được quy hoạch trở thành đô thị ven sông kiểu mẫu với không gian sống xanh, trong lành, chan hoà với thiên nhiên. Cùng với mật độ xây dựng nhà ở thấp, trong tổ hợp công trình công cộng, đô thị và cây xanh hài hoà với 2 nút giao lớn với đường 826C. Khu C được quy hoạch xây dựng dưới 20 tầng và mật độ xây dựng 30-50%.
Hạ tầng Long An đang chuyển mình mạnh mẽ trong bức tranh quy hoạch tổng thể tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Tỉnh Long An cam kết luôn “mở rộng cửa” để chào đón và đồng hành với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quan điểm của tỉnh là luôn xem người dân và doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ; doanh nghiệp là động lực, nguồn lực cho quá trình phát triển. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An sẽ luôn đồng hành cùng với sự phát triển của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, để thực hiện thành công dự án và phát triển bền vững tại tỉnh Long An” – Bí thư Tỉnh ủy Long An nhấn mạnh. Hy vọng bài viết là những chia sẻ hữu ích của Golden Land đồng hành cùng với các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản đầy tiềm năng tại Long An.