Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở hiện nay, phần lớn khách hàng rất quan tâm đến tính bền vững của ngôi nhà sau khi thi công có chắc chắn hay không? Vì vậy việc tạo một nền móng vững chắc cho ngôi nhà ngay từ bước làm nền, dựng dầm cần phải chú trọng hơn hết. Chỉ cần 1 bước xây dựng sai, xây dầm không đúng kỹ thuật cũng sẽ khiến ngôi nhà giảm tuổi thọ và chất lượng định giá. Vậy dầm nhà là gì

Dầm nhà là gì? 

Dầm nhà là gì? Dầm nhà có dạng kết cấu kiện cơ bản là một thanh sắt chịu lực tốt cũng như chịu được độ uốn tốt. Dầm thường được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng với tác dụng là nâng đỡ tường và phần mái nhà phía trước. 

Nhiệm vụ chính của dầm nhà chính là tăng khả năng chịu được trọng lực và sức ép của ngôi nhà. Phần trọng tải này sẽ được truyền từ toàn bộ trọng lượng của công trình. Sau đó phân tán đều lên những bộ phận khác như phần cột, sàn nhà hay vách nhà. 

Phần kết cấu này giúp cho độ bền, độ chắc chắn của công trình được gia tăng. Dầm nhà thường có cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư không quá cao là sở hữu được dầm sàn, dầm cầu và dầm cầu trục. 

Dầm nhà là gì? 

Dầm nhà là gì? 

Tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của dầm nhà hiện nay

Nếu trước đây dầm nhà chỉ có 1 loại là chữ I thường thấy, thì hiện nay dầm nhà còn có nhiều loại khác chữ U, chữ L và các loại hình chữ nhật với những đặc điểm kết cấu sau đây: 

Phần trên của dầm là nơi chịu được nhiều tải trọng từ các tầng trên cao từ trên xuống.  

Phần cánh dầm là phần nằm giữa hai bên của dầm nhà với nhiệm vụ chính là chống uốn và giữ được độ cứng của dầm không bị xoắn. 

Phần khuôn dầm nằm giữa các cánh dầm cân bằng được tải trọng, giúp tăng độ cứng của dầm. 

Các mối nối để liên kết giữa các dầm nhà với nhau nhằm tạo nên một khối kết cấu mang tính chắc chắn hơn. 

Cấu tạo của dầm nhà

Có bao nhiêu loại dầm hiện nay? 

Dầm nhà là gì? Dầm nhà có bao nhiêu loại phổ biến? Dầm nhà hiện nay chia làm 4 loại. Thứ nhất là dầm nhà chính, thứ hai là dầm nhà phụ, ba là dầm nhà dạng bê tông cốt thép và không thể thiếu loại dầm cuối cùng là dầm nhà thép. Mỗi loại dầm đều có nhiệm vụ chịu đựng tải trọng riêng của mỗi loại dầm khác nhau. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu từng loại dầm: 

Loại dầm nhà chính: Đây là loại dầm chịu được lực nằm ngang và đỡ các loại bản dầm. Loại dầm này được tạo ra để góp phần chịu đựng được sức ép toàn bộ ngôi nhà đặt lên, giúp phân tán phần lực lên phần sàn, vách và cột nhà. 

Loại dầm này sẽ được đặt ngang trên phần nền nhà giao với 2 cột đầu, sau đó nối với 2 cột được gác lên chân cột hoặc vách. Kích thước của dầm chính dao động từ 20 đến 25cm, phần giữa dầm có thêm nhiều dầm phụ để tăng khả năng chịu lực cho dầm chính. Nhịp dầm có khoảng cách nhất định, đặt cách nhau từ 4m đến 6m.

Loại dầm nhà phụ: Loại dầm này có cấu tạo chịu nén tốt, chịu uốn, chịu xoắn và không cần đi qua phần cột. Nó nằm ở phía trên của dầm nhà chính có tác dụng nâng đỡ phụ sàn được một nhịp lớn và nâng đỡ tường. 

Nhìn chung kích thước của dầm nhà phụ khá khác nhau, tiết diện cũng không giống nhau. Phần chịu được trọng tải lớn nhất sẽ có tiết diện lớn nhất. Thông thường phần dầm nhà được phân trọng tải với phần dầm chính để chia nhỏ với lực của tấm sàn, chia nhỏ phần lực. Dầm phụ thường được đặt ở khu vực vệ sinh và lô gia. 

Nói về khoảng cách của dầm nhà sẽ được tính toán từ khoảng cách của phần cột nhà và khoảng cách cột nhà là bao nhiêu? Việc tính toán này còn phụ thuộc vào các yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà. 

Dầm nhà được coi như là khung xương của ngôi nhà, cho nên việc tính toán khoảng cách giữa các dầm cũng phải được đo lường cẩn thận. Như vậy thì ngôi nhà có thể chịu được lực kiên cố không phụ thuộc vào phần cột nhà. 

Dầm nhà là gì? 

Dầm chính của ngôi nhà 

Với dầm nhà 2 tầng sẽ có kích thước với dầm nhà 3 tầng về kích thước cũng như chiều cao. Tuy nhiên yêu cầu cơ bản là dầm nhà sẽ không quá chênh lệch kích thước với số tầng của ngôi nhà. 

Đối với loại dầm nhà 2 tầng, chiều cao cần có khoảng 30 cm.

Dầm nhà 3 tầng, chiều cao cần có là 35cm.

Dầm nhà 4 đến 5 tầng, chiều cao sẽ từ 35 đến 40 cm. 

Chiều cao sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi phần nhịp dầm. Cho nên gia chủ cần sự trợ giúp chủ thầu, kiến trúc sư có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này để tìm hiểu rõ hơn để cân nhắc khoảng cách dầm đúng nhất. 

Đặt dầm nhà theo phong thủy như thế nào?

Nếu chủ nhà muốn đặt dầm nhà theo phong thủy, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây: 

Không nên đặt dầm nằm ngang phía trên của giường ngủ: Theo chuyên gia phong thủy, việc đặt dầm ngang với bố trí giường ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe, để càng lâu càng khiến cho tâm trạng gia chủ trở nên mệt mỏi và bất an.

Không nên bố trí dầm nhà trên bếp và bàn ăn: Quan niệm xưa thì nhà bếp nếu nhìn 

 Không bố trí dầm trên bếp hay bàn ăn: Theo quan niệm xưa, nhà bếp nhìn thấy dầm ngang là đại sát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ trong nhà, đặc biệt là nữ chủ nhân, có thể sẽ bị những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Từ đó dẫn đến bệnh tật, ốm đau. 

– Không bố trí dầm ngang phía trên bàn học hoặc bàn làm việc: Nếu xà nhà ở phía trên bàn làm việc hay trên góc học tập, sẽ làm cho người ngồi phía dưới luôn có cảm giác trì trệ. Ngăn cản sự sáng tạo và tư duy, không tập trung trong công việc.

– Bàn thờ không nên đặt dưới gầm ngang: Bàn thờ là khu vực tối kỵ nên hạn chế đặt gầm ngang ở bàn thờ để không làm ảnh hưởng đến vận may cũng như sức khỏe của gia chủ. 

Dầm nhà là gì? 

Đặt dầm nhà theo phong thủy 

Cách hóa giải dầm nhà hữu ích nhất

Nếu không có kinh nghiệm, khiến việc đặt dầm nhà không hợp với phong thủy, gia chủ có thể sử dụng các cách hóa giải như sau: 

Sử dụng thêm 1 lớp trần bông xả đặt dưới xà nhà trong trường hợp trần nhà cao để che đi khuyết điểm của xà ngang phía trên. 

Có thể thay đổi màu sắc cho xà ngang để cho màu sơn trở nên sáng hơn, nhằm hóa giải bớt sát khí của ngôi nhà. 

Sử dụng thêm các bóng đèn tròn để lắp phía dưới dầm xà nhà, phần ánh sáng của đèn tạo nên dương khí tăng sinh khí của ngôi nhà. 

Trên đây là các biện pháp để giúp dầm nhà tạo tăng phong thủy trở nên tốt hơn. Goldenland đã chia sẻ cho bạn biết “dầm nhà là gì”? Lời khuyên cho những ai muốn đặt dầm nhà vững chắc, đúng kỹ thuật và hợp với phong thủy, nên nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia và các kiến trúc sư kinh nghiệm trong nghề tư vấn thực hiện nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869