Cây nêu là gì? Trong lễ Thượng tiêu mọi năm, nhân vật được các gia đình quan tâm nhất đó chính là cây nêu. Có thể nói cây nêu chính là điểm nhấn đặc biệt không thể không xuất hiện trong các dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Thấy cây nêu là thấy Tết, là thấy không khí háo hức chờ đợi xuất hiện. 

Cây nêu là cây gì?

Về cấu tạo hình dáng, cây nêu chính là một cây tre già được bỏ hết phần lá ở thân cây, phần lá ở phía trên ngọn cây sẽ không bị chặt đi mà sẽ được giữ nguyên. Dưới gốc cây sẽ được rắc thêm bột trắng với hình dáng giống như cánh cung hướng ra phía bên ngoài của ngôi nhà khi treo lên. Các vùng miền tại Việt Nam đều có cách trang trí cây nêu không giống nhau. 

Không phải vật phẩm nào cũng được bày biện lên thân cây nêu trang trí, mỗi vật được trang trí trên phần ngọn cây vào dịp Tết đều mang đến những ý nghĩa khác nhau. Điểm chung của những món đồ trang trí đó đều hướng đến sự tốt lành và ý nghĩa bình an. Điển hình nhất là lông gà và lá dừa với mục đích trừ tà, cầu tiền tài đầu năm. 

Cây nêu là gì? 

Cây nêu là gì? 

Khám phá nguồn gốc của cây nêu xuất phát từ đâu?

Cây nêu thường được kể đến trong kho tàn truyện cổ tích của Việt Nam, với ý nghĩa của cốt truyện là cây nêu xuất hiện như cách để con người khẳng định chủ quyền của con người để quỷ dữ không xâm phạm. 

Theo đó cốt truyện dân gian kể lại rằng ngày xưa loài quỷ thường độc chiếm đất đai, con người chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu trên đất quỷ mà thôi. Nhờ vậy loài quỷ thường đưa ra nhiều loại thuế để bắt con người cống nạp. Loài quỷ bắt con người ăn ngọn và cống nộp gốc, vì vậy sau mỗi mùa gặt, con người dường như không nhận được gì ngoài ngọn lúa. 

Vào năm sau, con người thông minh hơn đổi sang trồng khoai, quỷ chỉ lấy được phần lá còn củ khoai thuộc về con người. Năm sau, quỷ đưa ra luật, “ăn gốc cho ngọn”, thì con người chuyển sang trồng lúa làm quỷ vô cùng tức giận. Quỷ tức lắm liền giao năm sau quỷ sẽ “ăn gốc lẫn ngọn”. Vì thế con người thông minh hơn chuyển sang trồng ngô để lấy phần bắp. 

Cây nêu là gì? 

Nguồn gốc dân gian của cây nêu 

Con người đưa ra giao ước với quỷ, con người sẽ sinh sống trên mảnh đất vừa với chiếc bóng của một chiếc áo cà sa, chiếc bóng của áo che đến đâu thì diện tích đó sẽ là của con người sinh sống. Con người liền trồng tre và treo áo cà sa phía trên, cây tre cứ như thế mà lớn mãi, lớn mãi che rợp cả mặt đất và quỷ phải thu hẹp diện tích đất để không đụng vào đất con người. 

Vì cứ lùi mãi và lùi mãi, quỷ bị dứa quất vào da thịt đau đớn, bị ném bột cay vào mắt, chúng quá sợ hãi nên chạy thẳng ra biển Đông. Chúng chỉ xin 1 năm vào gần ngày Tết có thể về thăm mộ tổ tiên trước đây. Con người đồng ý nhưng vào mỗi dịp Tết nguyên đán, con người liền dựng một cây nêu để khẳng định chủ quyền đất với mục đích để quỷ không dám vi phạm vào vùng đất đai con người. 

Truyền thống dựng nêu của người Việt Nam diễn ra như thế nào? 

Cây nêu là gì? Cây nêu có ý nghĩa như thế nào trong ngày Lễ Tết của Việt Nam. Thông thường cây nêu sẽ được dựng lên vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, sau khi tiến hành lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời. 

Theo quan niệm dân gian, người ta nghĩ rằng khi các vị thần, ông bà thờ cúng trong gia đình về chầu trời thì cũng là thời điểm ma quỷ bắt đầu lộng hành. Vì thế người dân dựng nên cây nêu với mục đích là bảo vệ gia đình trước tà ma quấy phá. 

Với các đồng bào khác như người Mường sẽ dựng cây nêu vào ngày 27 hoặc 28 của tháng Chạp, còn người Mông sẽ dựng nêu vào ngày 25 hoặc 27 tháng Chạp. Thông thường cây nêu sẽ được hạ xuống vào ngày mùng 7 tháng Giêng. 

Ngoài tên gọi quen thuộc là cây nêu, loại cây này còn có tên gọi khác là cây Thiên – Địa – Nhân, với mục đích là loại cây tượng trưng cho việc kết nối Đất và Trời theo mong ước của con người. Trên ngọn cây sẽ được treo nhiều vật phẩm đa dạng để thể hiện nguyện ước của con người, đưa ước nguyện đó tới Thần linh để bề trên phù hộ. 

Cây nêu là gì? 

Truyền thống dựng nêu ngày Tết luôn được người Việt Nam xem trọng 

Tết hiện đại liệu còn giữ truyền thống treo cây nêu không? 

Trong nhiều năm trở lại đây, cây nêu không còn được dựng ở nhiều nơi vào ngày Tết. Do đó người ta cho rằng truyền thống dựng nêu ăn Tết đã không còn tồn tại ở các thành phố đông đúc. Thay vào đó người dân chỉ còn ưa chuộng dùng các loại hoa như hoa mai và hoa đào nhiều hơn. 

Tuy nhiên truyền thống dựng nêu ăn Tết vẫn được giữ lại ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Nếu về quê dịp Tết, bạn đi đến những địa điểm như đền, chùa sẽ thấy cây nêu được dựng cao với nhiều vật phẩm trên ngọn cây. 

Điều đó chứng tỏ rằng, truyền thống không hề bị mai một mà là do con người đang chọn lọc lại những điều nên và không nên đối với nơi mình sinh sống. Thành phố đông đúc với nhiều dây điện rườm rà khó có thể dựng được cây nêu cao như vùng quê. 

Cây nêu là gì? 

Tết hiện đại không còn treo nêu trước sân nhà 

Dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp sao cho đúng? 

Để dựng được cây nêu, đầu tiên bạn phải chọn một cây tre làm cây nêu thật cao, tốt hơn hết là chọn các loại tre già, to, và có nhiều lóng thì càng tốt. Lưu ý khi chặt tre về làm nêu, cần giữ nguyên phần ngọn lá với chùm lá tươi ở phía trên. Phần ngọn này sẽ buộc thêm lá dưới, loại lá này sẽ tượng trưng cho mây trên trời. 

Phần thân của cây nêu không thể thiếu đèn lồng đỏ, câu đối may mắn và có thêm phong linh,… Phần dưới thân cây nêu nên rắc thêm một ít bột vôi trắng để tạo thành một hình cánh cung, mũi tên của phần cung phải hướng ra phía bên ngoài để đuổi tà ma. 

Ngọn cây nêu nên treo những gì để đuổi ma quỷ? 

Mỗi vùng miền sẽ có cách trang trí cây nêu khác nhau, tuy nhiên đa số các cây nêu trên phần ngọn để treo những túi đựng trầu cau, hoặc những miếng kim loại có kích thước đa dạng. 

Bởi vì khi gió bắt đầu thổi thì ngọn cây sẽ lung lay làm kim loại va vào nhau tạo nên các âm thanh vui tai. Người xưa tin rằng âm thanh của kim loại sẽ giống như một lời cảnh báo để quỷ ma không dám bước vào vùng đất của con người ở. 

Một số nơi sẽ treo thêm lồng đèn trên thân cây nêu để phát ra ánh sáng cho tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết cùng con cháu. Riêng vào đêm giao thừa thì người Việt còn treo pháo vào cây để ăn mừng năm mới, tiếng pháo nổ vang trời càng khiến ma quỷ sợ hãi thêm. 

Cây nêu là gì? 

Ngọn cây nêu treo nhiều lồng đèn 

Bóc trần sự thật dựng cây nêu có đuổi được tà ma không? 

Ở Việt Nam, cây nêu được dựng lên với ý nghĩa là xua đuổi ma quỷ, xui xẻo cho gia đình. Tuy nhiên theo góc độ của Phật pháo thì cây nêu hoàn toàn không có ý nghĩa đuổi tà ma như ông bà ta truyền lại. 

Trước khi có con người xuất hiện, các hương linh đã trú ngụ trước tại nhiều vùng đất chưa được khai hoang. Cho nên chúng ta chỉ là người đến sau và ở nhờ trên mảnh đất của họ. Vì vậy việc dựng nêu và chặt nêu có nghĩa là gia chủ đang xúc phạm đến nơi ở của các Quỷ thần sẽ dễ mang đến điều không may. 

Việc dựng cây nêu hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa tinh thần, và là văn hóa truyền miệng của ông bà từ xưa đến nay. Chưa có chứng thực nào rõ ràng khẳng định về điều này chính xác. 

Trên đây chỉ là thêm một góc nhìn đa chiều về ý nghĩa cây nêu là gì Goldenland.vn chia sẻ khách quan.  Chúng ta nên chọn lọc thông tin và quan trọng hơn là luôn phải biết gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ông bà tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán, để cầu chúc mọi điều may mắn cho gia đình bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869