Cất nóc là gì? Cất nóc một thuật ngữ được nhiều chủ thầu nhà và công nhân làm việc trong ngành xây dựng sử dụng thường xuyên. Cất nóc khiến người ta hình dung đến việc hoàn thành phần nóc cho ngôi nhà được hoàn thiện trọn vẹn. Vậy ý nghĩa của cất nóc có thật sự giống với những gì chúng ta suy nghĩ hay không? 

Tìm hiểu về lễ cất nóc tại Việt Nam 

Cất nóc là gì?

“Cất nóc” nhà là quá trình hoàn thiện phần nóc nhà được đổ lên một lớp bê tông. Phần lớn các công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ cũng cần trải qua bước cất nóc, vậy cất nóc có ý nghĩa thế nào trong xây dựng? 

Trừ những công trình ngoài trời không cần nóc, gia chủ không cần thực hiện lễ cất nóc. Tuy nhiên những công trình còn lại bắt buộc phải thực hiện nghi lễ này một cách trang trọng với sự chuẩn bị vật phẩm cúng nóc chu đáo. Cất nóc hay còn gọi là lễ cất nóc được xem là một nghi thức được thực hiện vào chính ngày đổ bê tông lên phần nóc nhà. 

Chung quy của việc tiến hành cất nóc giống như một sự khởi đầu mới, như một lời nguyện cầu của gia chủ về việc xây dựng sẽ diễn ra tốt đẹp, tránh được những điều tai hại, không gặp khó khăn trong quá trình xây dựng. Sau khi căn nhà hoàn thành, chủ nhà sẽ có cuộc sống ngày càng thịnh vượng, gia tăng may mắn, gia đạo êm ấm, sức khỏe ổn định. 

Cất nóc là gì

Cất nóc là gì? 

Phân tích việc cất nóc có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng? 

Cất nóc là gì? Với mỗi công trình xây dựng mà nói, dù to hay nhỏ cũng cần cần thực hiện nghi lễ cất nóc. Với dự án nhỏ, lễ cất nóc được xem như một lễ cúng để cầu mong may mắn cho gia chủ, cho căn nhà vững chãi cùng năm tháng. 

Còn đối với những dự án lớn như chung cư, căn hộ, lễ cất nóc đóng vai trò khẳng định sự uy tín của chủ thầu với giá trị công trình xây dựng, khẳng định chất lượng của dự án tốt như thế nào? 

Các lễ cất nóc của các dự án lúc nào cũng hoành tráng hơn đối với những lễ cất nóc của những căn nhà có quy mô xây dựng nhỏ. Điểm chung của tất cả các lễ cúng cất nóc là đều hướng đến sự trang trọng, tôn nghiêm để tốt cho gia chủ về sau.  

Thủ tục tiến hành lễ cất nóc đúng là như thế nào? 

Lễ cất nóc cũng có nhiều điểm giống với hầu hết các lễ cúng cần thực hiện trước và sau khi ngôi nhà hoàn thành.. Gia chủ trước giờ làm lễ cất nóc phải chuẩn bị những điều sau đây: 

Dĩ nhiên gia chủ cần phải chọn đúng ngày tốt, ngày đẹp trời với thời tiết tốt nhất để thực hiện lễ cất nóc. Để chọn ngày đẹp và giờ đẹp thì gia chủ cần sự tư vấn của thầy phong thủy để loại bỏ những ngày gọi là Tam nương, ngày Thọ tử và những ngày Dương công kỵ nhật. 

Còn thủ tục tiến hành cất nóc, không hề đơn giản, gia chủ muốn cúng đúng thì phải áp dụng 7 bước sau:  

Bước 1: Chọn ngày đẹp và giờ đẹp phù hợp với bản mệnh của gia chủ dưới sự xem xét của thầy phong thủy, hay chuyên gia phong thủy. Chọn giờ tốt là phải chọn giờ hoàng đạo để tổ chức cho nghi lễ, tuyệt đối không tự ý tổ chức ngày cất nóc tùy hứng sẽ ảnh hưởng đến phong thủy rất lớn. 

Bước 2: Cần chuẩn bị bàn thờ, kèm 1 mâm lễ cúng cho gia tiên và 1 mâm ngoài trời. Chủ đầu tư hoặc gia chủ cần tìm một vị trí đẹp để đặt bàn thờ đúng hướng cúng kiếng, như vậy mới cầu được may mắn cho gia đình. 

Bước 3: Tiến hành sắp sửa đầy đủ lễ vật cúng kiếng và bày biện lên bàn thờ các khu vực gọn gàng, sạch sẽ. 

Bước 4: Sau đó chủ gia tiên thắp hương và cầu khấn những điều mình mong muốn trong buổi lễ cất nóc. 

Bước 5: Bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng, nghi lễ này sẽ được một thầy cúng tiến hành hoặc là do chính gia chủ thực hiện cúng bái.

Bước 6: Thực hiện hạ lễ khi hương trên bàn thờ đã cháy hết, gia chủ đến trước bàn thờ khấn lễ và sau đó hạ lễ. 

Bước 7: Thực hiện thủ tục dọn các vật phẩm cúng, tiến hành hóa vàng, thụ lễ và chúc mừng. 

Cất nóc là gì

Cất nóc nhà đổ xi măng lên phần mái nhà 

Tiến hành lễ cất nóc nhà đúng cần tránh những điều gì để không bị xui xẻo? 

Lễ cất nóc là một lễ rất quan trọng đối với những ai xây dựng nhà ở, chính vì vậy để buổi lễ này diễn ra thành công, cầu được may mắn, phong thủy tốt cho gia chủ sau khi công trình hoàn thành. Bạn cần lưu ý những điều tưởng chừng đơn giản nhưng phải thật sự ghi nhớ, tránh làm sai: 

Không làm xô lệch, làm đồ vỡ các đồ cúng trên bàn thờ trong quá trình nghi lễ diễn ra. 

Không nên mời những người không hợp mệnh với gia chủ để làm nghi lễ cất nóc.

Không nên tổ chức lễ cất nóc vào ngày không tốt, thời tiết xấu, nhất là không nên cúng kiếng trong ngày trời mưa gió. 

Riêng về phần cất nóc, gia chủ kiêng việc xây phần nóc hướng về các nơi thờ cúng, hay ao hồ,… Vì nếu xét theo góc nhìn phong thủy, điều này làm ảnh hưởng đến vận may của gia chủ, khiến sức khỏe gia chủ dễ suy yếu. 

Về cấu tạo phần mái, nên đổ phần mái quay về hướng phía Nam là tốt nhất, phần đỉnh nóc cũng nên kéo từ hướng Đông sang hướng Tây. 

Điểm của góc mái là điểm dễ xung với ngôi nhà nhất nên hãy xây dựng bằng vật liệu thật bền, tạo độ chắc chắn cho ngôi nhà.

Màu sắc của phần mái nhà nên chọn màu hợp với bản mệnh gia chủ, tốt nhất là chọn màu sẫm, màu xanh lá để tăng may mắn. 

Cất nóc là gì

Lễ cúng cất nóc nhà 

Có thể mượn tuổi của người hợp mệnh để thực hiện lễ cất nóc không? 

Việc mượn tuổi để cất nóc không phải là trường hợp hiếm gặp tại Việt Nam, rất nhiều người vì khi xem phong thủy biết mình không hợp tuổi đã cân nhắc đến việc nhờ người hợp tuổi hơn để đứng ra chủ trì buổi lễ. 

Vì theo quan niệm dân gian cho rằng, việc mượn tuổi người khác để tiến hành làm lễ cúng cất nóc là cách để hóa giải những vận xui tốt nhất cho gia chủ. Nhờ vậy mà công trình sau khi cúng kiếng sẽ được gia tăng sức mạnh phong thủy tốt hơn, mang đến tài lộc và may mắn cho gia đình. 

Tuy nhiên để mượn tuổi và tiến hành cúng kiếng thành công, gia chủ nên chú trọng chọn tuổi của người mượn cần hợp tuổi với tuổi gia chủ. Tuổi người mượn không phạm phải Kim Lâu, Hoang Ốc hay Tam Tai. 

Người được mượn tuổi cũng phải có đầy đủ sức khỏe, tinh thần và có đạo đức tốt. Nếu muốn mượn tuổi cúng lễ cất nóc, gia chủ cần được sự đồng ý của người mượn tuổi trước khi thực hiện các nghi thức cúng kiếng. 

Cất nóc là gì

Lễ cúng cất nóc nhà 

Nhà gỗ và nhà mái tôn khi làm lễ cất nóc có khác nhau không? 

Về cơ bản thì ý nghĩa của lễ cất nóc nhà mái tôn hay mái gỗ đều giống nhau về mục đích. Phần mâm lễ thực hiện cũng không khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất chính là về nghi thức. 

Lễ cất nóc của nhà mái gỗ cần phải thực hiện theo đúng như những gì ông bà ngày xưa truyền lại. Hơn hết với nhà mái gỗ, nghi lễ cần có thầy cúng hoặc người có kinh nghiệm đứng ra đại diện cúng kiếng cùng gia chủ. Còn nhà mái tôn thì có thể được thực hiện đơn giản hơn, miễn là cúng kiếng đầy đủ, không cần quá khắt khe. 

Cất nóc là gì? Cất nóc có ý nghĩa thế nào trong xây dựng đã được Goldenland.vn chia sẻ khá chi tiết từ cách cúng kiếng đến cách thực hiện các bước cần chuẩn bị ra sao. Mong bạn sau khi đọc được bài viết sẽ biết được cách cúng cất nóc đúng nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869