Bằng khoán đất là gì, là văn bản quan trọng kê khai các thông tin chi tiết về diện tích thửa đất, loại hình đất, người chủ có quyền sử dụng đối với đất ở, đất thổ cư. Văn bản này ra đời từ trước những năm 1945 của chế độ cũ nhưng vẫn còn được sử dụng đến ngày nay với tên gọi pháp lý là “bằng khoán điền thổ”. Hiểu rõ về phạm trù này là chìa khoá để người dân chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình cũng như nghĩa vụ phải thực hiện đối với phần diện tích sở hữu “bằng khoán đất”. Đến ngay với những chia sẻ “All in One” tất cả giải đáp trong 1 bài viết mà Golden Land dành cho bạn ngay sau đây.
Bằng khoán đất là gì
Bằng khoán đất là gì, hay bằng khoán điền thổ là văn bản kê khai các thông tin chi tiết về diện tích thửa đất, loại hình đất, người chủ có quyền sử dụng đối với đất ở, đất thổ cư.
Bằng khoán đất là gì, hay bằng khoán điền thổ là văn bản kê khai các thông tin chi tiết về diện tích thửa đất, loại hình đất, người chủ có quyền sử dụng đất đó.

Bằng khoán đất là gì, là văn bản kê khai thông tin đất ở từ trước những năm 1945
Đây là thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai của cơ quan địa chính. Là căn cứ xác định các giấy tờ quan trọng như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ đỏ, Sổ hồng,…và những tài sản gắn liền trên đất. Từ đây giúp cho việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả tốt hơn.
Bằng khoán là văn bản ra đời từ trước những năm 1945 của chế độ cũ nhưng vẫn còn được lưu hành và sử dụng đến thời điểm hiện tại. Là văn bản có tính pháp lý theo công nhận tại Điều 15 Thông tư 02/2015 Bộ Tài Nguyên Môi Trường với tên gọi “Bằng khoán điền thổ” hay Bằng khoán đất.
Bằng khoán được thể hiện dưới hình thức “Phiếu kê khai” nhằm xác định tất cả những thông tin đo đạc diện tích, loại hình đất đai, chủ sử dụng, quyền lợi và nghĩa vụ đối với thửa đất đó. Phiếu này do Sở địa chính thời Pháp thuộc – cơ quan quản lý đất đai của chế độ cũ – cấp cho người sử dụng đất thổ cư, nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Người sở hữu Bằng khoán đất hay người chủ đất đó sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.
Bằng khoán đất là gì, được xem là căn cứ quan trọng để xác lập những giấy tờ về nhà ở, đất thổ cư để phục vụ cho công tác quản lý nhà đất, là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ đỏ, sổ hồng và các tài sản gắn liền trên đất.
Các giao dịch dựa trên bằng khoán đất vẫn diễn ra khá phổ biến do văn bản này có thời hạn sử dụng lâu dài. Đồng thời, nó chứng minh quyền lợi hợp pháp cũng như nghĩa vụ phải thực hiện đối với phần diện tích sở hữu “bằng khoán đất” của người dân.
“Bằng khoán đất” ngày nay có tên gọi là “Bằng khoán điền thổ”
Đặc điểm của bằng khoán đất là gì
Bằng khoán đất tuy không phải là văn bản phổ cập nhất chứng minh quyền sử dụng đất như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay Sổ đỏ, sổ hồng. Nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán hoặc để tìm hiểu nguồn gốc đất, các thông tin chi tiết về diện tích, giáp ranh, các sở hữu hợp pháp trên đất của người dân,..
Để hiểu rõ về bằng khoán đất hay bằng khoán điền thổ bạn cần nắm được những đặc điểm quan trọng, giá trị pháp lý và các thủ tục cần thiết về bằng khoán đất (bằng khoán điền thổ) như sau:
“Bằng khoán đất” ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc do Sở địa chính ban hành và quản lý từ năm 1930 đến trước năm 1960. Bằng khoán đất không có khuôn mẫu cố định mà trải qua các lần thay đổi về hình thức văn bản, cách đo đạc và cách ghi các nội dung chi tiết trên Phiếu kê khai:
Về kích thước: bằng khoán đất có hình chữ nhật kích thước 25 x 20cm
Về hình thức: Theo mẫu cũ (của chế độ cũ trước 1945 trở về trước thì: Văn bản làm bằng giấy đen được dày, dạng quyển gồm nhiều trang. Văn bản được đánh bằng máy chữ, trong đó tiêu đề được viết theo tiếng Pháp, các nội dung cụ thể đực viết tay bằng chữ Quốc Ngữ. Từ sau năm 1950 các nội dung được ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt với nội dung ngắn gọn, súc tích hơn.
Hiện nay “bằng khoán điền thổ” do cơ quan địa chính UBND cấp xã, tỉnh cấp theo Mẫu quy chuẩn của hệ thống văn bản quy phạm Nhà nước.
Bằng khoán đất có nhiều nội dung tương đồng với nội dung trong sổ đỏ, sổ hồng
Về nội dung trong Bằng khoán đất: Các tờ phiếu gồm 16 cột (11 cột ở mặt trước và 5 cột ở mặt sau của tờ giấy) lần lượt kê khai chi tiết các thông tin: cơ quan cấp quyền sử dụng, chủ thửa đất, các thông tin chi tiết về thửa đất: số đo diện tích, toạ độ, giáp ranh, các vị trí tiếp giáp, thuộc số, tờ bản đồ và quyển nào trong ghi chép của hệ thống quản lý,.. Mặt sau thường để trống hoặc ghi các thay đổi, bổ sung, ghi chú (nếu có) về thửa đất.
Bằng khoán đất có nhiều nội dung tương đồng với nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hồng. Và nó vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay, được công nhận, và có giá trị pháp lý với tên gọi “bằng khoán điền thổ”. Nên vẫn có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc đất và các giao dịch mua bán bất động sản.
Top giải đáp quan trọng về bằng khoán đất là gì
Câu hỏi 1: Bằng khoán đất và sổ đỏ có giống nhau không.
Trả lời: Bằng khoán đất và Sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có những nội dung tương đồng khi cùng phản ánh những thông tin: đơn vị cấp, chủ đất (người có quyền sử dụng đất), diện tích đất, loại hình đất, vị trí, giáp ranh, các đặc điểm khác,… Vậy bằng khoán đất và sổ đỏ có vai trò tương tự nhau trong việc chứng minh quyền sử dụng đối với đất ở, đất thổ cư. Tuy nhiên, sổ đỏ, sổ hồng là văn bản phổ biến nhất chứng nhận quyền sử dụng đất trong hệ thống văn bản quy bản quy phạm pháp luật đất đai, nhà ở hiện nay.
Bằng khoán đất (bằng khoán điền thổ) được cấp từ chế độ cũ song vẫn còn giá trị và được sử dụng, lưu hành đến hiện tại. Tuy nhiên, người sở hữu “bằng khoán đất” vẫn được khuyến khích chuyển đổi sang loại giấy tờ có cùng giá trị để thuận tiện hơn trong giao dịch hiện nay là: sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), sổ hồng.
Các giao dịch mua bán bất động sản có sử dụng bằng khoán đất tuy không nhiều những vẫn diễn ra trong thực tế. Theo đó, pháp luật sẽ xem xét mức độ hợp pháp của từng giao dịch đó.
Bằng khoán đất được dùng để làm căn cứ cấp sổ đỏ
Câu hỏi 2: Bằng khoán đất có được dùng làm căn cứ để cấp sổ đỏ không.
Trả lời. Theo quy định tại điểm E khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì hộ gia đình, cá nhân có sở hữu Bằng khoán đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp, là chủ sử dụng hợp pháp và vẫn đang sử dụng ổn định đất này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất. Đồng thời không phải nộp tiền sử dụng đất.
Những giấy tờ tương tự như bằng khoán đất, bằng khoán điền thổ được công nhận tại Điều 15 Thông tư 02/2015 của Bộ tài nguyên môi trường được công nhận bao gồm:
Bằng khoán đất (điền thổ)
Văn tự đoạn mãi của nhà ở và đất ở, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ.
Văn tự mua bán nhà ở, cho tặng, thừa kế nhà ở gắn liền với đất, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ.
Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận phân chia tài sản về nhà ở, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ.
Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hoá kiến trúc do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp.
Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ có hiệu lực thi hành.
Các giấy tờ khác xác lập, chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở được UBND cấp tỉnh nơi có đất ở hiện nay công nhận.
Như vậy có nghĩa là, bằng khoán đất được dùng để làm căn cứ cấp sổ đỏ. Người dân sở hữu bằng khoán đất hợp pháp và đang sử dụng ổn định có thể thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích người dân thực hiện thủ tục cấp đổi này để thống nhất và thuận tiện trong các giao dịch mua bán bất động sản nhà đất.
Bằng khoán đất là gì, là văn bản quan trọng về đất ở, nhà ở, do chế độ cũ ban hành, và vẫn được lưu hành đến ngày nay với tên gọi “bằng khoán điền thổ” có giá trị pháp lý được công nhận. Giấy này kê khai các thông tin chi tiết về thửa đất: diện tích, loại hình đất, chủ đất, toạ độ, các vị trí giáp ranh, các tài sản gắn liền trên đất,… Bạn hoàn toàn có thể dùng “bằng khoán đất” làm căn cứ để cấp sổ đỏ. Hy vọng những chia sẻ của Golden Land đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cần thiết về loại giấy tờ này. Chúc bạn thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.